Giá xăng hôm nay 13/11: Kết thúc tuần giảm sâu nhất từ trước đến nay?

Google News

Giá xăng hôm nay 13/11 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 13/11 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 13/11 cụ thể như sau:
Xăng E5 RON 92 không quá 22.614 đồng/lít.
Xăng RON 95 không quá 23.929 đồng/lít.
Dầu diesel không quá 21.940 đồng/lít.
Dầu hỏa không quá 22.305 đồng/lít.
Dầu mazut không quá 16.240 đồng/kg.

Giá xăng dầu trong nước ngày 12/11

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 12/11 bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 12/11/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 416 đồng/lít

23.929đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 249 đồng/lít

22.614đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 549 đồng/lít

21.940đồng/lít

Dầu hỏa

- 448 đồng/lít

22.305đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 373 đồng/kg

16.240đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 1/11/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 31 đợt điều chỉnh, trong đó có 18 đợt tăng, 9 đợt giảm và 4 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 12/11/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

% Thay đổi

Đơn vị tính

Dầu Thô Brent

Giao tháng 12/2023

ICE

79,81

-2,21

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 12/2023

Nymex

75,47

-2,45

USD/thùng

 

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 2,45% xuống 75,47 USD/thùng vào lúc 6h35 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 1 giảm 2,21% xuống 79,81 USD/thùng.

Trong tuần từ 6/11 đến 12/11, giá xăng dầu trên thế giới liên tục giao dịch ở mức thấp khi chỉ quanh mức 75 USD/thùng với dầu thô và chưa đến 80 USD/thùng với dầu Brent. Giá dầu liên tục đảo chiều ngay trong từng phiên giao dịch. Sự biến động của giá dầu trong tuần chịu tác động mạnh bởi nguồn cầu yếu, nguồn cung thắt chặt, và sự tăng-giảm của đồng USD.

Trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu tăng nhẹ chưa đến 50 cent sau khi 2 nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia và Nga tái khẳng định cam kết cắt giảm nguồn cung dầu tự nguyện tổng cộng là 1,3 triệu thùng/ngày cho đến hết năm.

Nhận xét về cam kết này, John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC ở New York cho biết Saudi Arabia đang nắm vai trò chủ đạo trong việc thắt chặt thị trường và tăng giá. Còn theo chiến lược gia Giovanni Staunovo của UBS, việc cắt giảm có thể kéo dài sang quý đầu tiên của năm sau do “nhu cầu dầu theo mùa yếu hơn vào đầu năm”, lo ngại về tăng trưởng kinh tế vẫn hiện hữu, và “mục tiêu của các nhà sản xuất và OPEC+ là hỗ trợ sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ”.

Giá dầu đã giảm sốc hơn 4% xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 tại phiên giao dịch thứ hai của tuần sau khi thị trường tiếp nhận dữ liệu kinh tế hỗn hợp của Trung Quốc, mức xuất khẩu tăng của OPEC, và sự mạnh lên của đồng USD.

Lo ngại nhu cầu suy yếu ở Mỹ và Trung Quốc đã đẩy giá dầu trượt dài thêm hơn 2% xuống mức thấp nhất trong hơn ba tháng trong phiên giao dịch thứ ba của tuần. Theo hai nhà phân tích Warren Patterson và Ewa Manthey của ING, thị trường dầu biến động với “ít lo ngại hơn về khả năng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông”, thay vào đó tập trung vào việc nới lỏng cán cân cung - cầu. Giá dầu Brent đã bị đẩy xuống dưới mức 80 USD/thùng.

Lo ngại về nhu cầu và phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh giảm dần đã hỗ trợ giá dầu quay đầu tăng tốc ở phiên giao dịch thứ tư của tuần khiến giá dầu không thể xác lập cú hat-trick giảm theo ngày.

Đà leo dốc của giá dầu đã được duy trì sang phiên giao dịch cuối cùng của tuần với mức tăng khoảng 2% khi Iraq lên tiếng ủng hộ việc cắt giảm dầu của OPEC+ trước thềm cuộc họp của nhóm vào ngày 26/11 và khi một số nhà đầu cơ đảm bảo các vị thế bán khống lớn vào cuối tuần.

Như vậy là trong 5 phiên giao dịch của tuần, giá dầu đã tăng 3 phiên và giảm 2 phiên. Mức tăng khá khiêm tốn đã không thể giúp giá dầu lấy lại hết được những mất mát lớn ở 2 phiên giao dịch đầu tuần. Với mức giảm khoảng 4%, giá dầu đã nới rộng đà giảm của tuần trước (6%) và xác lập hat-trick giảm tuần.

Đà tăng của giá dầu ở 2 phiên giao dịch cuối cùng của tuần vẫn sẽ được duy trì nếu không có biến động mạnh trên thị trường, đặc biệt là diễn biến xung đột ở Trung Đông vào tuần tới. Các nhà phân tích tại Commerzbank cho biết: “Những lo ngại về nhu cầu đã thay thế nỗi lo ngừng sản xuất liên quan đến xung đột ở Trung Đông”.

 

 

Minh Châu (t/h)