Giá xăng hôm nay 23/8: Tiếp tục giảm, chưa có điểm dừng?

Google News

Giá xăng hôm nay 23/8 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 23/8 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 23/8
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 21/8 của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, giá xăng được điều chỉnh tăng, dầu giảm nhẹ.
Cụ thể, giá xăng E5 tăng lên mức 23.330 đồng/lít. Giá xăng RON95 lên 24.600 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu diesel giảm xuống mức 22.350 đồng/lít. Giá dầu hỏa tăng lên mức 22.309 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng lên 17.981 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàng Giá từ 21/8 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước
Xăng RON 95-III 24.600 + 610
Xăng E5 RON 92-II 23.330 + 510
Dầu diesel 22.350 -70
Dầu hỏa 22.300 + 420

Giá xăng dầu trong nước ngày 22/8

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 22/8, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 7h00 ngày 22/8/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 608 đồng/lít

24.601đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 517 đồng/lít

23.339 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 71 đồng/lít

22.354đồng/lít

Dầu hỏa

+ 420 đồng/lít

22.309đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 313 đồng/kg

17.981đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 21/8/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 24 đợt điều chỉnh, trong đó có 14 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h14 ngày 22/8/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2024

Tokyo

73,860

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 10/2023

ICE

84,44

(0,08)

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 10/2023

Nymex

80,12

-

USD/thùng

 

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ ổn định ở 80,12 USD/thùng vào lúc 7h14 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 10 giảm 0,08% xuống 84,44 USD/thùng.

Giá dầu thô giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (21/8) vì hy vọng đối với nhu cầu từ Trung Quốc đã suy yếu.

Ông John Kilduff, đối tác tại Again Capital, cho biết có vẻ như (sự phục hồi của Trung Quốc) sẽ không xảy ra.

“Việc họ mua thêm là không chắc chắn. Họ đã mua rất nhiều dầu thô để dự trữ hồi đầu năm. Họ đang dự trữ rất nhiều dầu thô", ông nói thêm.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 0,4% xuống 84,46 USD, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ kết thúc ở mức 80,72 USD/thùng, giảm 0,65%. Đầu phiên, cả hai loại dầu tăng tới 1 USD.

Robert Yawger của Mizuho Securities USA cho biết hiện tại, đó là cuộc chiến giữa việc giảm sản lượng của Arab Saudi và sự suy giảm nhu cầu.

Giá dầu thô tăng trong suốt mùa hè được thúc đẩy bởi sự cân bằng chặt chẽ giữa nguồn cung dầu thô và nhu cầu cao, đặc biệt là trong mùa lái xe mùa hè ở Mỹ, kết thúc vào ngày đầu tiên của tháng 9, và từ Mỹ Latinh.

Cùng lúc đó, OPEC do Saudi Arabia dẫn đầu, cùng với Nga đã giảm sản lượng để phù hợp hơn với nhu cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, nước vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về sự phục hồi sau đại dịch.

Arab Saudi cho biết sản lượng trong tháng này của quốc gia Trung Đông sẽ duy trì khoảng 9 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 1 triệu thùng cho đến hết tháng 9.

Tuần trước, cả dầu Brent và WTI đều giảm 2%, phá vỡ chuỗi tăng 7 tuần liên tiếp do lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm chạp của Trung Quốc sẽ hạn chế nhu cầu dầu mỏ, trong khi khả năng Mỹ tiếp tục tăng lãi suất cũng làm lu mờ triển vọng nhu cầu.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giảm lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm 10 điểm cơ bản và giữ nguyên lãi suất 5 năm.

Đây là một quyết định bất ngờ đối với các nhà phân tích, những người đã dự kiến mức giảm là 15 điểm cơ bản cho cả hai mức lãi suất vì sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị chậm lại do tình trạng thị trường bất động sản ngày càng tồi tệ, chi tiêu yếu và tăng trưởng tín dụng sụt giảm, theo Reuters.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu dầu của Arab Saudi sang Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 31% so với tháng 6, trong khi Nga, với dầu thô giảm giá, vẫn là nhà cung cấp lớn nhất của gã khổng lồ châu Á.

Các nhà phân tích cho biết nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Arab Saudi dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong quý III.

 

 

Minh Châu (t/h)