Giá xăng hôm nay 26/12: Quay đầu giảm nhẹ?

Google News

Giá xăng hôm nay 26/12 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 26/12 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 26/12

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 26/12 bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 26/12/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 740 đồng/lít

22.145 đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 687 đồng/lít

21.199 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 514 đồng/lít

19.524 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 530 đồng/lít

20.494 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 287 đồng/kg

15.265 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 21/12/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 36 đợt điều chỉnh, trong đó có 18 đợt tăng, 14 đợt giảm và 4 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 26/12/2023 như sau

Tên loại

Sàn giao dịch

Giá

% Thay đổi

Đơn vị tính

Dầu Thô Brent

Nymex

79,253

+0,23

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Nymex

73,874

+0,43

USD/thùng

 

Giá dầu thô WTI tăng lên 73,874 USD/thùng, tương đương tăng 0,43%; giá dầu Brent tăng lên 79,253 USD/thùng, tương đương tăng 0,23% so với phiên giao dịch trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, giá dầu thô WTI giảm 7,26%, giá dầu Brent giảm 6,30%.

Giá dầu thô Brent kỳ hạn dao động dưới 80 USD/thùng, tăng tuần thứ hai liên tiếp. Nguyên nhân của đợt tăng giá này là bởi sự gián đoạn thương mại toàn cầu trong bối cảnh các cuộc tấn công của Houthi gia tăng nhằm vào các tàu ở Biển Đỏ.

Theo báo cáo của Bloomberg, các chuyến hàng dầu ở Biển Đỏ đã giảm hơn 40% trong tuần so với mức trung bình hàng ngày trong ba tuần trước đó. Đồng thời, nguồn cung dầu hiện nay vẫn còn hạn chế do phần lớn dầu thô của Trung Đông được xuất khẩu qua eo biển Hormuz.

Trong khi đó, giá dầu chịu áp lực hôm thứ Năm sau khi Angola tuyên bố sẽ rời OPEC sau 16 năm trong bối cảnh bất đồng về hạn ngạch sản lượng dầu của nước này vào năm 2024. OPEC đã cố gắng hạn chế nguồn cung khi hoạt động sản xuất ngoài OPEC, dẫn đầu là Mỹ, tiếp tục tăng.

Về mặt nhu cầu, các quốc gia tại hội nghị khí hậu COP28 đang xem xét kêu gọi chính thức loại bỏ nhiên liệu hóa thạch như một phần trong thỏa thuận cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc nhằm giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần sau khi dữ liệu mới cho thấy cơ hội việc làm trong tháng 10 giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm tới, 1,1 triệu thùng/ngày, trong khi OPEC cho rằng nhu cầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong dịp đầu năm 2024.

Theo các nhà phân tích, mặc dù OPEC cắt giảm sản lượng trong quý I/2024 nhưng nguồn cung trong năm sẽ vẫn dồi dào bởi nguồn cung ổn định từ Brazil, Guyana, Na Uy và Canada và sản lượng tăng từ Mỹ. Đã có những ý kiến cho rằng giá dầu có thể chạm "đỉnh" 100 USD/thùng trong năm 2024, nhưng nếu không có điểm nóng chính trị, khả năng này gần như bằng 0.

 

 


 

Minh Châu (t/h)