Giá xăng hôm nay 26/2: Tuần giảm kết thúc?

Google News

Giá xăng hôm nay 26/2 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 26/2 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 26/2

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 26/2 bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 26/2/2024 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

- 320 đồng/lít

23.599 đồng/lít

Xăng E5RON92

- 356 đồng/lít

22.475 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 451 đồng/lít

20.910 đồng/lít

Dầu hỏa

- 300 đồng/lít

20.921 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 32 đồng/kg

15.929 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 22/2/2024. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng đã có 7 đợt điều chỉnh, trong đó có 5 đợt tăng, 3 đợt giảm và 0 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 26/2/2024 như sau

Tên loại

Sàn giao dịch

Giá

% Thay đổi

Đơn vị tính

Dầu Thô Brent

Nymex

80,60

- 0,3

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Nymex

76,25

- 0,3

USD/thùng

Giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ngưỡng 76,25 USD/thùng; giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu giao dịch ở ngưỡng 80,6 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng giảm khoảng 0,3% so với phiên giao dịch cuối tuần qua.

Tuần trước, giá dầu WTI giảm hơn 3% và dầu Brent giảm khoảng 2%.

Theo các nhà phân tích, thị trường phản ứng trước lo ngại dự báo nhu cầu yếu trong năm nay của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Báo cáo của EIA cho thấy, tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần trước tiếp tục tăng với mức tăng 3,5 triệu thùng; trong khi đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được các nhà phân tích nhận định là khó giảm lãi suất trong tương lai gần. Điều này khiến lo ngại triển vọng kinh tế khó khăn, kéo nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu giảm.

Căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang ở Trung Đông bất chấp những nỗ lực của các bên nhằm tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Trong khi đó, các nhà đầu tư tỏ ra quan ngại bởi dự báo nhu cầu yếu trong năm nay của Cơ quan Năng lượng quốc tế, cùng với khả năng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất ngày càng nhạt dần. 

Theo Reuters, lực lượng Houthi vẫn tiếp tục tấn công các tàu thương mại qua Biển Đỏ và các vùng biển khác, sử dụng tàu ngầm không người lái khiến Trung Đông vẫn tiếp tục “căng như dây đàn”.

Cũng trong tuần trước báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 16-2 tiếp tục tăng với mức tăng 3,5 triệu thùng. Mức tăng này thấp hơn so với kỳ vọng tăng 3,9 triệu thùng của các nhà phân tích. Tuy nhiên, mức tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ lại giảm lần lượt là 300.000 thùng và 4 triệu thùng.

Đáng chú ý là ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu đã lao dốc gần 3% sau khi một nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Mỹ cho biết việc cắt giảm lãi suất có thể bị trì hoãn ít nhất 2 tháng nữa.

Tuần này, thị trường sẽ dõi theo dữ liệu GDP quý IV-2023 của Mỹ. Tuy nhiên, nếu không có sự sai lệch lớn so với ước tính trước đó, giá dầu sẽ khó có sự biến động mạnh.

Ngoài dữ liệu GDP, tuần này, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ sẽ cho thấy cái nhìn rõ ràng hơn về lạm phát ở Mỹ và có thể ảnh hưởng đến việc đặt cược cắt giảm lãi suất ở xứ sở cờ hoa.

Cũng tác động đến thị trường dầu là dữ liệu về tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát của Đức trong tháng 2 và chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Trung Quốc.

Minh Châu (t/h)