Giá xăng hôm nay 28/8: Khả năng xuống dốc tuần thứ 2 liên tiếp?

Google News

Giá xăng hôm nay 28/8 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 28/8 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 28/8
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 21/8 của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, giá xăng được điều chỉnh tăng, dầu giảm nhẹ.
Cụ thể, giá xăng E5 tăng lên mức 23.330 đồng/lít. Giá xăng RON95 lên 24.600 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu diesel giảm xuống mức 22.350 đồng/lít. Giá dầu hỏa tăng lên mức 22.309 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng lên 17.981 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàng Giá từ 21/8 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước
Xăng RON 95-III 24.600 + 610
Xăng E5 RON 92-II 23.330 + 510
Dầu diesel 22.350 -70
Dầu hỏa 22.300 + 420

Giá xăng dầu trong nước ngày 27/8

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 27/8, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 7h00 ngày 27/8/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 608 đồng/lít

24.601đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 517 đồng/lít

23.339 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 71 đồng/lít

22.354đồng/lít

Dầu hỏa

+ 420 đồng/lít

22.309đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 313 đồng/kg

17.981đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 21/8/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 24 đợt điều chỉnh, trong đó có 14 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 27/8/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2024

Tokyo

74,030

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 10/2023

ICE

83,76

0,48

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 10/2023

Nymex

80,05

1,27

USD/thùng

 

Chốt tuần, giá dầu WTI đạt 80,05 USD/thùng, tăng 1,27%. Trong khi đó, giá dầu Brent đạt 83,76 USD/thùng, tăng 0,48%.

Theo Citigroup Inc, các thành viên chủ chốt của OPEC có thể cần phải xem xét cắt giảm sản lượng hơn nữa vì một số quốc gia gặp khó khăn nhất của nhóm đạt được mức tăng trưởng sản lượng bất ngờ, Bloomberg đưa tin.

Ông Ed Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Citigroup cho biết lãnh đạo OPEC là Ả Rập Xê-út và các đồng minh vùng Vịnh Ba Tư - vốn đã cắt giảm sản lượng trong năm nay để hỗ trợ giá dầu thô - có thể phải đối mặt với áp lực cắt giảm sản lượng hơn nữa.

“Đó sẽ là một vấn đề lớn”, ông nói. “Tôi nghĩ họ sẽ phải cắt giảm và tôi không biết họ có thể làm điều đó dễ dàng được không”.

Yếu tố chính khiến giá dầu thô tăng trở lại được nhà phân tích Phil Flynn - làm việc tại Công ty dịch vụ tài chính Price Futures Group lý giải như sau. Đó là vì lo ngại về giá dầu diesel, chênh lệch giữa giá dầu với dầu thô và tình trạng thiếu dầu diesel khi các nhà máy lọc dầu tiến hành bảo dưỡng. Giá dầu thô cũng nhận được sự hỗ trợ khi một nhà máy lọc dầu tại Louisiana xảy ra hỏa hoạn và số giàn khoan dầu tại Mỹ giảm.

Số liệu từ hãng dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho hay, số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ tiếp tục giảm 10 giàn xuống còn 632 giàn đang hoạt động trong tuần (kết thúc ngày 25/08), mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Như vậy, các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần này đã giảm số lượng giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên hoạt động lần thứ 16 trong 17 tuần liên tiếp.

Cụ thể, trong tuần qua, số giàn khoan dầu giảm 8 xuống mức 512 giàn; số giàn khoan khí giảm 2 về 115 giàn; giàn khoan dầu đá phiến giảm 5 xuống 567 giàn và riêng số giàn khoan hỗn hợp không thay đổi (duy trì ở mức 5 giàn).

Tuy nhiên, số liệu kinh tế yếu và đồng USD mạnh lên đã hạn chế đà tăng của giá dầu. Do đó, mức tăng không đáng kể, dầu WTI trở lại mốc 80 USD/thùng trong phiên giao dịch cuối tuần.

Ngoài ra, các nước đã có thêm hợp tác xuất khẩu dầu từ các nước khác, không phải chỉ riêng Nga. Chẳng hạn, vì một số nhà máy lọc dầu đóng cửa để bảo trì và dòng chảy dầu thô từ các quốc gia Trung Đông khác trở lại mạnh mẽ nên trong tháng 7 vừa qua, nhập khẩu dầu từ Nga của Ấn Độ đã giảm. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Iraq sẽ bắt đầu nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan.

 

 

Minh Châu (t/h)