Giá xăng hôm nay 3/1: Tiếp tục đà tăng?

Google News

Giá xăng hôm nay 3/1 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 3/1 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 3/1

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 3/1 bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 3/1/2024 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 3 đồng/lít

22.148 đồng/lít

Xăng E5RON92

- 13 đồng/lít

21.186 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 264 đồng/lít

19.788 đồng/lít

Dầu hỏa

- 37 đồng/lít

20.475 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 420 đồng/kg

15.685 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 28/12/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 37 đợt điều chỉnh, trong đó có 19 đợt tăng, 14 đợt giảm và 4 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 3/1/2024 như sau

Tên loại

Sàn giao dịch

Giá

% Thay đổi

Đơn vị tính

Dầu Thô Brent

Nymex

75,89

-

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Nymex

70,42

+0,06

USD/thùng

 

Giá dầu Brent được giao dịch ở mức 75,89 USD/thùng, không đổi so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 70,42 USD/thùng, tăng 0,04 USD, tương đương 0,06% so với phiên liền trước.

Giá dầu quốc tế phiên giao dịch đầu năm giảm tới gần 2% do kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất suy yếu và lo ngại căng thẳng ở Biển Đỏ sẽ làm gián đoạn nguồn cung giảm bớt.

Giá dầu tăng vọt do khả năng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông sau những căng thẳng mới diễn ra ở Biển Đỏ.

Vào cuối tuần qua, lực lượng Houthi đã tấn công tàu chở container của hãng vận tải Maersk của Israel, khiến hãng này phải ngừng toàn bộ hoạt động đi qua Biển Đỏ trong vòng 48 giờ. Vụ việc này khiến nhiều người lo ngại nguy cơ xung đột Israel - Gaza có thể chuyển thành xung đột khu vực rộng lớn hơn.

Tâm lý lo ngại nguồn cung tại khu vực Trung Đông có khả năng gián đoạn khi rủi ro địa chính trị gia tăng có thể là chất xúc tác thúc đẩy đà tăng của giá dầu trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, giá dầu cũng được hỗ trợ nhờ dữ liệu kinh tế của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.

Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất của Trung Quốc đạt 50,8 điểm trong tháng 12, cao hơn 0,4 điểm so với dự báo. Đây là mức cao nhất trong vòng 4 tháng qua.

Thêm vào đó, kỳ vọng vào nhu cầu đi lại của người dân Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới sẽ tăng mạnh cũng nâng đỡ giá dầu.

Hơn nữa, các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc cũng thúc đẩy triển vọng về nhu cầu năng lượng. Việc Trung Quốc ban hành hạn ngạch nhập khẩu 179,01 triệu tấn dầu cho năm 2024, cao hơn 60% so với năm 2023, có thể sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của nước này.

Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters mới đây cho biết giá dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 82,56 USD/thùng trong năm nay, tăng nhẹ so với mức trung bình 82,17 USD/thùng trong năm 2023.

 

 


 

Minh Châu (t/h)