Bảng giá xăng dầu hôm nay 3/9 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu trong nước
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 21/8 của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng.
Cụ thể,giá xăng E5 RON92 tăng lên mức 23.339 đồng/lít, xăng RON95 lên 24.601 đồng/lít.
Giá dầu diesel giảm 71 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành, xuống mức 22.354 đồng/lít. Ngược lại, giá dầu hỏa tăng 420 đồng/lít, lên 22.309 đồng/lít và dầu mazut tăng 313 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành, không cao hơn 17.981 đồng/kg .
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 22 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.
Giá xăng dầu trong nước ngày 2/9
Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 2/9, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 7h00 ngày 2/9/2023 như sau:
Xăng/dầu
|
Thay đổi
|
Giá không cao hơn
|
Xăng RON95-III
|
+ 608 đồng/lít
|
24.601đồng/lít
|
Xăng E5RON92
|
+ 517 đồng/lít
|
23.339 đồng/lít
|
Dầu diesel 0.05S
|
- 71 đồng/lít
|
22.354đồng/lít
|
Dầu hỏa
|
+ 420 đồng/lít
|
22.309đồng/lít
|
Dầu mazut 180CST 3.5S
|
+ 313 đồng/kg
|
17.981đồng/kg
|
Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 21/8/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 24 đợt điều chỉnh, trong đó có 14 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.
Giá xăng dầu thế giới liên tục tăng trong những ngày qua. Vì vậy, dự kiến, trong lần điều chỉnh giá tới (5/9) của liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ.
Giá xăng dầu thế giới
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 2/9/2023 như sau
Tên loại
|
Kỳ hạn
|
Sàn giao dịch
|
Giá
|
%thay đổi
|
Đơn vị tính
|
Dầu thô
|
Giao tháng 1/2024
|
Tokyo
|
75,840
|
-
|
JPY/thùng
|
Giá dầu Brent
|
Giao tháng 10/2023
|
ICE
|
88,49
|
1,9
|
USD/thùng
|
Dầu Thô WTI
|
Giao tháng 10/2023
|
Nymex
|
85,02
|
1,7
|
USD/thùng
|
Giá dầu đã tăng gần 2 USD lên mức cao nhất trong hơn nửa năm trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9. Kỳ vọng nguồn cung thắt chặt đã đẩy giá dầu leo dốc liên tục trong tuần và ghi nhận tuần tăng, chấm dứt chuỗi giảm giá kéo dài 2 tuần.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/9, giá dầu thô Brent tăng 1,66 USD, tương đương 1,9%, lên mức 88,49 USD/thùng. 88,75 USD/thùng là mức giá cao nhất trong phiên của dầu Brent và cũng là mức giá cao nhất kể từ ngày 27/1.
Tương tự, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,39 USD, khoảng 1,7%, lên mức 85,02 USD/thùng. Mức giá cao nhất trong phiên của dầu WTI là 85,81 USD - mức cao nhất kể từ ngày 16/11/2022.
Tính cả tuần, giá dầu Brent đã tăng khoảng 4,8% - mức tăng cao nhất trong một tuần kể từ cuối tháng 7. Đáng chú ý là giá dầu WTI đã tăng vọt tới 7,2% - mức tăng hằng tuần lớn nhất kể từ tháng 3.
Yếu tố chính hỗ trợ giá dầu leo dốc là khả năng cao Saudi Arabia sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày vào tháng 10, kéo dài hạn chế nguồn cung từ OPEC+.
Song hành với Saudi Arabia, Nga cũng sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu trong tháng tới.
Reuters cho biết, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 31/8 đã nhấn mạnh rằng Nga, nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, đã đồng ý với các đối tác của OPEC+ về việc cắt giảm này.
Nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group nhận xét nền kinh tế sẽ không tụt dốc và có dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang ở gần mức cao kỷ lục. Theo Flynn, mọi người phải đối mặt với thực tế phũ phàng rằng nguồn cung đang ở mức dưới mức trung bình.
Theo các cuộc khảo sát do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ thực hiện, nhu cầu tiêu thụ dầu ở Mỹ rất mạnh mẽ, điều đó được minh chứng bằng lượng tồn kho dầu thô thương mại giảm 5 trong 6 tuần gần đây nhất.
Thêm vào đó, báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ đưa ra ngày 1-9 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 tăng 3,8% từ mức 3,5% trong tháng 7 và mức tăng lương ở mức vừa phải, củng cố kỳ vọng về việc tạm dừng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Trong khi đó, kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu ở những nơi khác đang tăng lên.
Các cuộc khảo sát tư nhân cho thấy sự suy thoái trong hoạt động sản xuất của khu vực đồng euro đã giảm bớt vào tháng trước, cho thấy điều tồi tệ nhất có thể đã qua, trong khi sự phục hồi bất ngờ ở Trung Quốc mang lại một số hy vọng cho các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
Cả OPEC và Cơ quan Năng lượng quốc tế đều phụ thuộc vào nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - Trung Quốc để thúc đẩy nhu cầu dầu trong những tháng còn lại của năm 2023, nhưng sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế nước này khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Tamas Varga của công ty môi giới dầu mỏ PVM cho biết thời gian còn lại của năm hứa hẹn tình trạng thiếu nguồn cung, một phần do mức tiêu thụ toàn cầu khá tốt và một phần do Saudi Arabia quyết tâm cung cấp mức giá sàn cao.
Một dấu hiệu về nguồn cung tương lai cho thấy, số giàn khoan dầu của Mỹ không thay đổi, duy trì ở mức 512 giàn trong tuần này.
Minh Châu (t/h)