Bảng giá xăng dầu hôm nay 6/1 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu trong nước ngày 6/1
Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 6/1 bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 6/1/2024 như sau:
Xăng/dầu
|
Thay đổi
|
Giá không cao hơn
|
Xăng RON95-III
|
- 233 đồng/lít
|
21.916 đồng/lít
|
Xăng E5RON92
|
- 180 đồng/lít
|
21.006 đồng/lít
|
Dầu diesel 0.05S
|
- 3420 đồng/lít
|
19.368 đồng/lít
|
Dầu hỏa
|
- 518 đồng/lít
|
19.957 đồng/lít
|
Dầu mazut 180CST 3.5S
|
- 190 đồng/kg
|
15.495 đồng/kg
|
Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 4/1/2024. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá xăng đã có 1 đợt điều chỉnh, trong đó có 0 đợt tăng, 1 đợt giảm và 0 đợt giữ nguyên.
Giá xăng dầu thế giới
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 6/1/2024 như sau
Tên loại
|
Sàn giao dịch
|
Giá
|
% Thay đổi
|
Đơn vị tính
|
Dầu Thô Brent
|
Nymex
|
78,69
|
+1,42
|
USD/thùng
|
Dầu Thô WTI
|
Nymex
|
73,64
|
+2,01
|
USD/thùng
|
Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 1,1 USD, tương đương 1,42%, lên mức 78,69 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,45 USD, tương đương 2,01%, lên mức 73,64 USD.
Giá dầu đi lên sau khi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy lạm phát đã được kiểm soát.
Dù biên bản cuộc họp của Fed không cho biết cụ thể khi nào ngân hàng này sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất nhưng các cuộc thảo luận gần đây cho thấy lạm phát đang được kiểm soát và lãi suất sẽ sớm được cắt giảm.
Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay tiêu dùng. Điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm tăng nhu cầu về dầu mỏ.
Bên cạnh đó, việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chuẩn bị đến thăm Trung Đông để cố gắng ngăn chặn xung đột tại Gaza lan rộng cũng hỗ trợ cho thị trường dầu.
Thêm nữa, tâm lý lo ngại nguồn cung gián đoạn tại Libya cũng thúc đẩy giá dầu đi lên.
Ngày 3/1, mỏ dầu Sharara (mỏ dầu lớn nhất của Libya, có thể sản xuất lên đến 300.000 thùng/ngày) đã phải đóng cửa hoàn toàn do tác động của các cuộc biểu tình tại địa phương.
Còn mỏ dầu El-Feel (với công suất khoảng 65.000 thùng/ngày) ở gần khu vực mỏ dầu Sharara cũng đối mặt với rủi ro gián đoạn sản xuất.
Libya là thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng/ngày, tương đương 1% nhu cầu dầu toàn cầu.
Cùng với đó, tình hình chiến sự leo thang ở Israel và những bất ổn với hoạt động vận tải biển ở khu vực Biển Đỏ cũng tác động tới thị trường dầu.
Minh Châu (t/h)