Hành trình mỡ trộn phân, hóa chất bốc mùi hôi thối… lên bàn ăn

Google News

Mỡ trộn phân để ngổn ngang trên nền đất hoặc đem đi ngâm hóa chất nếu đã quá hôi thối, được ép lấy mỡ lỏng, giá chỉ bằng 1/4 giá dầu ăn.

Mới đây, phóng sự “hành trình mỡ trộn phân, hóa chất… lên bàn ăn” của VTV đã ghi lại được quy trình sản xuất mỡ thô sơ, mất vệ sinh từ khâu lọc mỡ, bì, nội tạng tươi của các lò giết mổ, các khu chợ đến khâu sơ chế qua loa của cơ sở sản xuất mỡ. Đó là nguyên do giải thích cho việc mỡ bẩn với giá chỉ bằng 1/4 giá dầu ăn thông thường, được sử dụng rộng rãi tại các quán ăn vỉa hè, bình dân, thậm chí trong cả nhà hàng.
Clip qua lại cảnh tại một khu tập trung giết mổ động vật, nơi có rất nhiều người giết mổ lợn để chuẩn bị bán cho phiên chợ sáng vào lúc 3h. Trên nền nhà bụi bẩn, họ để chung lẫn lộn cả mỡ, da, bì, thịt, nội tạng và cả phân. Sau đó thu gom lại để bán cho những người có nhu cầu, chuyển sang khâu tiếp theo.
Hanh trinh mo tron phan, hoa chat boc mui hoi thoi… len ban an
Tại khu giết mổ, mỡ, bì, nội tạng lợn lẫn cả phân để ngổn ngang trên nền đất. (Ảnh cắt từ clip) 
Tại một khu chợ trong thị trấn, mỡ thừa và nội tạng động vật được cho vào trong cái túi nilon, nếu nhiều hơn thì được đựng trong các thùng xốp, bao tải rồi để sẵn dưới gầm bàn. Khoảng 8h sáng, một người phụ nữ bắt đầu đi thu gom các bảo tải đó, rồi chuyển đến cơ sở sơ chế mỡ.
Phóng viên lần theo người phụ nữ này đến một cơ sở sơ chế mỡ. Bên ngoài cơ sở này chất đầy rác và ruồi nhặng, bên trong thậm chí còn bẩn hơn với không khí bốc mùi hôi thối nồng nặc. Trên sàn nhà ẩm ướt và đầy tạp chất, mỡ, bì, nội tạng được đổ tràn lan, thau chậu cáu bẩn, túi nilong vất ngổn ngang, bừa bãi. Những người làm việc tại nơi này đi ủng ngồi trên ghế, nhiều khi dẵm lên cả đống mỡ, dùng tay không để nắm, bốc nhằm phân loại, sàng lọc đống phế phẩm động vật. Thỉnh thoảng, có xuất hiện một vài chiếc xe máy, chở theo những thùng, bao mỡ lợn thối hỏng do để từ lâu, bốc mùi nồng nặc.
Hành trình mỡ trộn phân, hóa chất bốc mùi hôi thối… lên bàn ăn - Ảnh 2
Dùng tay không để cầm, nắm, sàng lọc, phân loại mỡ để đem đi chiên, rán lấy mở lỏng. (Ảnh cắt từ clip)
Sau khi được lọc và phân loại, mỡ lợn được sơ chế để trở thành dạng mỡ lỏng. Tại một cơ sở sản xuất mỡ lợn hoạt động nhiều năm nay, cả đống nội tạng bốc mùi được để ngay trên nền đất đầy ruồi nhặng. Những người xung quanh dẵm trực tiếp cả giày, dép nên đống phế phẩm đó. Đối với mỡ cũ đã hôi thối, họ cho ngâm, tẩy vào trong các thùng hóa chất cho trắng, bớt mùi rồi mới đem lên chiên. Còn đối với số mỡ mới được lọc sau khi chuyển từ cơ sở giết mổ và các chợ, sẽ được thái qua bì, mỡ, rồi cho ngay vào chảo rán.
Toàn bộ quy trình sản xuất, mỡ và nội tạng đều không được rửa qua 1 lần. Sau khi được chiên rán, thứ mỡ đen sì với mùi khét nồng sẽ được tạo ra và được đựng trên những chiếc thùng bẩn, không được cọ rửa. Chưa dừng lại ở đó, số tóp mỡ còn lại sau khi chiên sẽ được vớt ra, cho vào máy ép để ép lấy chút mỡ cuối cùng. Mỡ từ máy ép sẽ chảy xuống một cái hố ngay trên nền nhà. Sau đó, số mỡ lỏng này sẽ được bán cho những người chuyên buôn mỡ.
Khi tìm hiểu về nơi bán số mỡ này, phóng viên được chính những người bán thịt ở chợ giới thiệu địa chỉ có thể mua mỡ. Tại đó, khi được yêu cầu mua 5 cân mỡ, người bán lôi từ trong góc nhà ra 2 thùng đen cáu bẩn vì để quá lâu ngày, rồi dùng tay không bốc mỡ đã ngã màu từ một thùng mỡ khác sang những chiếc thùng này để bán cho khách hàng. Người này đon đả: “Hiếm lắm mới bán lẻ vài cân mỡ đấy nhé, chứ hầu hết người ta toàn mua cả mấy tạ thôi”.
Dù biết là độc hại nhưng mỡ bẩn vẫn tồn tại ở các hàng ăn vỉa hè, quán ăn bình dân, thậm chí cả nhà hàng, do mức giá rẻ chỉ bằng 1/4 giá dầu ăn, gây nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, (Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định: “Việc sử dụng loại mỡ bẩn này để chế biến đồ ăn bán cho khách là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, bởi loại mỡ này được rán ở nhiệt độ cao trên 180 độ C, sẽ sinh ra những chất gây hại như: andehit, chất oxy hóa…
Đặc biệt, các chất này khi rán ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi, gây nguy hiểm cho người hít phải. Mặt khác, loại mỡ này khi tái sử dụng sẽ tạo ra nhiều cặn, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, thở khó… Nặng thì tim đập chậm, huyết áp tăng cao, có thể gây nên bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng".
Mời quý độc giả xem video:
Theo GĐVN