Tuần hàng Việt Nam 2023: Thời trang Việt chinh phục khách hàng Nhật Bản

Google News

Tuần hàng Việt Nam 2023 vừa diễn ra trên toàn bộ hệ thống cửa hàng của Aeon tại Nhật Bản. Các sản phẩm may mặc trẻ em Haki thiết kế bắt mắt, thân thiện với môi trường đã chinh phục được sự “khó tính” của người Nhật.

Chương trình Tuần hàng Việt Nam 2023 do Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật bản và Tập đoàn Aeon tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Haki là thương hiệu sản phẩm may mặc dành cho trẻ em duy nhất có mặt trong chương trình.
Tuan hang Viet Nam 2023: Thoi trang Viet chinh phuc khach hang Nhat Ban
Haki sử dụng vải bamboo (sợi tre), vải gỗ sồi (modal), vải linen, đũi…  mềm, nhẹ, thấm hút mồ hôi, giúp trẻ thoải mái vận động.
Được thiết kế từ những nguyên liệu tự nhiên và cao cấp như vải bamboo (sợi tre), vải gỗ sồi (modal), vải linen, đũi…, nên những sản phẩm của Haki rất mềm, nhẹ, thấm hút mồ hôi, thân thiện với môi trường và đặc biệt phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Haki được ghép từ 2 chữ tiếng Anh “Happy” và “Kids” = Những đứa trẻ hạnh phúc.
Chị Lưu Lệ Thủy, chủ thương hiệu Haki cho biết, nhắc đến sản phẩm có nguồn gốc Nhật Bản là nhắc tới “chất lượng”. Người Nhật nổi tiếng bởi sự tỉ mỉ, chỉn chu, kỹ lưỡng trong việc chọn mua các sản phẩm. Sự có mặt của Haki tại Nhật cũng như những đánh giá cao của đối tác Nhật với các thiết kế của Haki là niềm tự hào của dệt may Việt Nam nói chung và của Haki nói riêng.
“Làm những sản phẩm chất lượng, tỉ mỉ trong từng chi tiết, luôn “nghĩ tới người sử dụng” khi thiết kế sản phẩm… là phương châm hoạt động của Haki ngay từ ngày đầu thành lập” – chị Lưu Lệ Thủy cho biết.
Tuan hang Viet Nam 2023: Thoi trang Viet chinh phuc khach hang Nhat Ban-Hinh-2
Thiết kế mang lại sự dễ thương cho các bé.
Chị Thủy mong muốn cùng với các bậc cha mẹ góp phần chăm sóc các em bé, giúp bé luôn thoải mái, vui vẻ hạnh phúc khi được mặc những bộ quần áo an toàn, mềm mịn.
Sau nhiều năm gắn bó với một tập đoàn viễn thông lớn, cách đây 5 năm, chị Lưu Lệ Thủy quyết định khởi nghiệp với sản phẩm quần áo trẻ em. Lý giải quyết định “quay xe” này, chị Thủy cho hay nhiều năm làm công tác thiện nguyện tại Quĩ từ thiện VEMBA5, chị có cơ hội đi khắp các tỉnh miền núi phía Bắc tặng quà cho trẻ em mầm non và nhận thấy phần lớn trẻ em Việt Nam đang phải mặc những bộ quần áo chất lượng thấp.
“Sẵn có niềm yêu thích với với may vá từ nhỏ, tôi quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với sản phẩm quần áo trẻ em, với mong muốn cháy bỏng mình sẽ góp phần giúp cho các em bé được mặc những bộ quần áo thoáng mát, an toàn, mềm mịn. Đặc biệt, tôi có tham vọng muốn các bà mẹ có con nhỏ nhận thức rõ việc chọn quần áo an toàn cũng quan trọng không kém gì chọn thực phẩm an toàn cho con”- chị Thủy chia sẻ.
Mặc dù thành lập được gần 5 năm, nhưng Haki đã trải qua thời kỳ dịch bệnh 2 năm và năm tiếp theo là sự suy thoái kinh tế toàn cầu và ngành dệt may bị ảnh hưởng nặng nề nhất, “việc kinh doanh vô cùng khó khăn, nhưng tôi vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ của mình, mơ một ngày mọi em bé trên khắp đất nước Việt Nam đều được mặc quần áo chất lượng cao, mềm mịn và an toàn”.
Tuan hang Viet Nam 2023: Thoi trang Viet chinh phuc khach hang Nhat Ban-Hinh-3
 Chọn quần áo an toàn cho trẻ cũng quan trọng không kém gì chọn thực phẩm an toàn.
Tuần hàng Việt Nam 2023 tại Nhật Bản là một trong những hoạt động tổ chức ở quy mô lớn trong năm 2023 nhằm triển khai thực hiện Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp vào hệ thống phân phối nước ngoài tới năm 2030” của Bộ Công Thương, cũng như hướng tới đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào hệ thống Aeon đạt 1 tỷ USD vào năm 2025. Thông qua Đề án, nhiều loại sản phẩm Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn cao của Nhật bản đã được Aeon nhập khẩu và được đưa vào tiêu thụ tại hàng trăm siêu thị trong hệ thống của Aeon.
Đánh giá cao cơ hội giới thiệu sản phẩm may mặc Việt tại siêu thị Aeon mall, chị Thủy cho biết Haki sẽ đánh giá lại thực trạng cũng như các nguồn lực, từ đó lên kế hoạch chuẩn bị cho việc “đổ bộ” vào thị trường Nhật Bản.
HL/Theo Haki