Ấn Độ muốn mua tàu ngầm Soryu của Nhật Bản?

Google News

(Kiến Thức) - Ấn Độ đã đưa ra lời mời Nhật Bản đưa tàu ngầm lớp Soryu tham gia đấu thầu trong dự án đóng 6 tàu ngầm của nước này.

Theo tạp chí Jane's, Ấn Độ đã mời Nhật Ban tham gia gói thầu Project 75I trị giá 8,1 tỷ USD mua 6 tàu ngầm động cơ diesel-điện có khả năng tấn công mục tiêu trong đất liền và chạy động cơ đẩy không khí độc lập.
Nguồn tin chính trí cho biết, Ấn Độ gần đây đã chuyển một đền xuất đề nghị Tokyo xem xét tham gia đấu thầu Project 75I với ứng viên tàu ngầm lớp Soryu.
Ngoài ra, cũng theo báo chí Ấn Độ thì chính phủ nước này còn đề nghị Tokyo xem xét đóng lớp Soryu tại Ấn Độ.
“New Delhi đã gửi một đề nghị cho Tokyo, hy vọng Nhật Bản có thể xem xét khả năng đóng tàu ngầm diesel lớp Soryu mới tại Ấn Độ”, The Times of India viết.
Đề nghị của Ấn Độ được cho là một phần nỗ lực của Thủ tướng Narendra Modi nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác chiến lược - quốc phòng với Tokyo và mục tiêu xa hơn là xây dựng nhóm hàng hải gồm cả Australia và Mỹ.
Ngoài lời mời tới Tokyo, hiện chương trình đấu thầu Project 75I còn có sự tham gia của các công ty DCNS Pháp, HDW Đức, Rosoboronexport của Nga và Navantia của Tây Ban Nha.
An Do muon mua tau ngam Soryu cua Nhat Ban?
 
Tạp chí The National Interest dẫn quan điểm của chuyên gia Robert Farley hồi tháng 9/2014 cho hay, tàu ngầm Soryu có lượng giãn nước 4.200 tấn, lớn hơn nhiều kích thước của tàu ngầm Type 214 của Đức và tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, về tính năng càng "vượt trội hơn" so với tàu ngầm Kilo của Nga.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản có thể mang được nhiều vũ khí hạng nặng, đặc biệt trang bị hệ động cơ đẩy không khí độc lập cho khả năng lặn dưới mặt lâu hơn Kilo. Trong khi giá thị trường của tàu ngầm lớp Soryu hiện nay chỉ có 500 triệu USD không quá đắt so với tàu ngầm khác.
Các chuyên gia quốc tế đánh giá, nếu hai doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng lớn của Nhật Bản là Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki giành được hợp đồng Project 75I của Ấn Độ, điều này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lớn về nhiều mặt với Nhật Bản.
Bằng Hữu