Trong buổi họp báo vào ngày 11/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng người đồng cấp Malaysia Anif Aman cho biết, Nga rất mong tiếp tục hợp tác với Malaysia. Và Nga rất muốn tăng thêm nội dung dịch vụ sửa chữa và huấn luyện trong hợp đồng mua bán vũ khí với Malaysia.
Theo đó Nga không chỉ bán vũ khí trang bị mà cũng cung cấp dịch vụ sửa chữa và huấn luyện sau bán để huấn luyện cho nhân viên của Malaysia vận hành tốt những trang thiết bị này. Ngoại trưởng Nga cũng bày tỏ hy vọng có thể sẽ chiếm được lợi thế cạnh tranh trong đấu thầu máy bay chiến đấu của Malaysia.
Nhưng theo Tạp chí Take-Off (trụ sở tại Nga), Giám đốc điều hành của MiG (nhà sản xuất MiG-29) cảm thấy không hài lòng đối với Malaysia, vì đã mua linh kiện máy bay chiến đấu của Ukraine và Ấn Độ, thay vì mua từ nhà cung cấp ban đầu. Đề xuất cung cấp thêm dịch vụ sửa chữa và huấn luyện sau bán của phía Nga lần này được cho là một phản ứng tích cực đối với những vấn đề này.
|
Tiêm kích đánh chặn MiG-29N. |
Trong khoảng thời gian 1994-1995, Nga đã bán cho Malaysia 18 tiêm kích MiG-29A. Sau đó năm 2009 tiếp tục bán cho Malaysia 18 tiêm kích Su-30MKM. Ngoài ra, Nga còn bán cho Malaysia 12 trực thăng vận tải M-171SH.
Trả lời về vấn đề này, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết, Malaysia đã mua được máy bay chiến đấu MiG-29 với giá tương đối thấp, nhưng sau đó Không quân Malaysia đã phải bỏ ra khoản chi phí cao để sửa chữa và thay thế linh kiện.
Chính quyền Malaysia đang có kế hoạch mua mới 18 tiêm kích đa năng để hiện đại hóa không quân trước năm 2015 nhằm thay thế cho 18 chiếc MiG-29 được cho là lỗi thời.
Gói thầu thay thế này có sự tham gia của 5 nhà thầu sản xuất máy bay quân sự hàng đầu thế giới gồm: Sukhoi Nga (với ứng viên Su-30MKM), Eurofighter châu Âu (ứng viên Typhoon), Saab Thụy Điển (JAS 39 Gripen), Dassault Aviation Pháp (tiêm kích Rafale) và Boeing Mỹ (với F/A-18E/F Super Hornet).
Bằng Hữu