Mỹ mở rộng căn cứ đảo Guam đối phó Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Đối mặt với mối đe dọa về thực lực ngày càng tăng của Trung Quốc đã buộc Mỹ phải mở rộng căn cứ đảo Guam để đối phó nước này.

Tờ Jane's Defence Weekly của Anh cho hay, với sự hiếu chiến của Triều Tiên và thực lực đang tăng của Trung Quốc, thì đảo Guam là một căn cứ quân sự quan trọng trong “chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” của Tổng thống Mỹ Obama.
Hiện nay, Hải quân và Không quân Mỹ đang xây dựng căn cứ hải quân Guam và căn cứ không quân Andersen tại Guam. Những căn cứ này thuộc khu liên hợp quần đảo Mariana được Bộ quốc phòng Mỹ thành lập năm 2009, đảm nhận việc giám sát quản lý tất cả các căn cứ đảo Guam.
 Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles tại căn cứ ở Guam.
Với việc thực hiện chiến lược tái cân bằng của Mỹ, những căn cứ này đang không ngừng hoàn thiện và được mở rộng. Đến năm 2020 cơ sở hạ tầng của các căn cứ này sẽ cơ bản hoàn thành. Khi đó, lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sẽ có căn cứ được thiết lập tại Guam giống như Hải quân và Không quân nước này.
Tháng 4/2013, Hải quân Mỹ tuyên bố tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles thứ 4 USS Topeka sẽ được chuyển đến Guam (ở đây đã có các tàu USS Chicago, USS Key West và Oklahoma City). Trang thiết bị quân sự lớn nhất tại căn cứ Guam là tàu hỗ trợ tàu ngầm hải quân Mỹ USS Frank Cable, nhưng vẫn chưa rõ liệu Mỹ có kế hoạch triển khai tàu chiến khác tại đảo này.
Trở thành một phần của kế hoạch triển khai tàu ngầm, năm tài chính 2014 còn có mấy dự án lớn tại đảo Guam đã được chính phủ Mỹ phê chuẩn bao gồm 1 cơ sở sửa chữa tàu, 1 nhà kho và 1 cầu cảng được tu sửa mới.
Về lực lượng không quân ở Guam (cụ thể là căn cứ Andersen), thường xuyên có sự hiện diện của máy bay ném bom chiến lược như B-52, B-1B hay B-2. Tuy nhiên, sự hiện diện này không mang tính lâu dài mà luôn được luân chuyển chu kì 6 tháng/lần.
 Máy bay ném bom chiến lược B-52H tại căn cứ Andersen, Guam.
Từ năm 2010 đến nay, Andersen còn được trang bị máy bay không người lái RQ-4 Block 30 Global Hawk. Thực tế cho thấy, những máy bay này đã phát huy tác dụng trong trận động đất Nhật Bản năm 2011 và thảm họa bão tại Philippines năm 2013.
Ngoài ra, 4 máy bay tiếp dầu trên không KC-135 mỗi tháng luân phiên 1 lần tại căn cứ. Điều này làm cho khả năng lập kế hoạch chiến lược của không quân Mỹ tăng cao.
Để đối phó với mối đe dọa của Triều Tiên, tháng 4/2013 quân đội Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại đảo Guam, hệ thống này nằm ở khu vực Tây Bắc của đảo Guam.
Với việc Bộ quốc phòng Mỹ tập trung di chuyển chiến lược đến khu vực Thái Bình Dương, đảo Guam sẽ trở thành cơ sở hậu cần cho máy bay chiến đấu, tàu chiến của quân đội Mỹ triển khai tại Tây Thái Bình Dương. Điều này sẽ làm cho Mỹ có khả năng lên kế hoạch chiến lược. Do Washington ngày càng lo ngại đối với việc Trung Quốc thiếu minh bạch trong mở rộng các loại vũ khí, hơn bao giờ hết việc mở rộng căn cứ đảo Guam là rất cần thiết.
Bằng Hữu

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Viet Nguyen -

Cảnh giác không thừa
Trung Quốc mạnh lên là nỗi lo của nhiều quốc gia, nó ngược lại với sự trỗi dậy hòa bình mà chính quyền Bắc kinh tuyên bố. Các nước cần đề cao cảnh giác trước sự trỗi dậy này kể cả những nước là bạn bè, láng giềng.

Hiển thị thêm bình luận