Theo tờ Defence News, năm 2008, hai phi công F-22 đã đưa ra ý tưởng sử dụng máy bay vận tải hạng nặng C-17 để triển khai nhanh chóng 4 máy bay F-22 Raptors. Các máy bay C-17 có thể mang được đầy đủ thiết bị khí tài cho các máy bay F-22, cho phép thiết lập một sở chỉ huy tiền phương chỉ trong vài giờ.
"Hồi năm 2008, nhiều phi công Mỹ luôn băn khoăn về việc đánh bại những vũ khí phòng không tầm xa, cũng như chiến lược chống xâm nhập của đối phương", Đại tá nói David Piffarerio, phó chỉ huy Phi đoàn Tiêm kích 477 nói. "Chúng tôi tự hỏi làm thế nào để chiếm ưu thế trước đối phương”.
|
Vận tải cơ lớn nhất Mỹ C-17 sẽ giúp triển khai F-22 ở bất kỳ đâu trên thế giới.
|
Sau nhiều năm phát triển, phương án triển khai nhanh các máy bay F-22 Raptor được bắt đầu thử nghiệm và đánh giá sau cuộc trình diễn thành công vào tháng 8 tại căn cứ liên quân Elmendorf-Richardson, bang Alaska.
Về cơ bản, ý tưởng sử dụng phi đội chiến đấu tầm xa gồm 4 chiếc F-22 và một chiếc C-17, cùng các nhân viên và trang thiết bị cần thiết. Kĩ thuật viên cùng thiết bị sẽ được máy bay C-17 vận chuyển, bay cùng với máy bay F-22 tới căn cứ được chỉ định. Ngay khi hạ cánh, lực lượng đảm bảo kĩ thuật sẽ được triển khai, cho phép máy bay cất cánh trong thời gian nhanh nhất, ở bất cứ đâu trên thế giới.
"Nếu chúng ta có thể triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu thật nhanh chóng, ở bất kì nơi đâu, chúng ta sẽ không cần phải duy trì lực lượng thường trực, và tiết kiệm được nhiều chi phí, cũng như tạo ra yếu tố bất ngờ với kẻ địch", Piffarerio nói.
Và trong một cuộc chiến, sự xuất hiện bất ngờ của các máy bay F-22 Raptors sẽ khiến kẻ địch không kịp trở tay.
Ý tưởng này sẽ được phát triển ở khu vực Thái Bình Dương, cho phép triển khai máy bay F-22 để đối phó với những mối đe dọa trong khu vực nhạy cảm này. Không quân Mỹ đã thường xuyên triển khai máy bay F-22 tới nhiều căn cứ như Kadena ở Nhật Bản .
|
Việc triển khai nhanh F-22 từ Mỹ sẽ góp phần giảm chi phí cho việc luân phiên đưa F-22 tới căn cứ ở nước ngoài trong nhiều năm.
|
Cuộc trình diễn trong tháng 8 là cuộc trình diễn thứ ba được thực hiện bởi các phi công Phi đội 3 và Phi đoàn Tiêm kích 477 trong 4 năm qua. Ngoài các phi công và kĩ thuật viên tại Elmendorf, các phi công Phi đội đánh giá và thử nghiệm 422, thuộc Trường Khí tài Không quân và Tham Mưu Trưởng của Nhóm nghiên cứu chiến lược Không quân cũng đã góp sức vào thực hiện ý tưởng này.
“Đây không phải là lần đầu tiên quân đội sử dụng phương án triển khai máy bay nhanh. Nó đã được sử dụng bởi một số lực lượng đặc nhiệm, chẳng hạn như lực lượng đổ bộ đường không. Nhưng đây là lần đầu tiên một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có thể được triển khai nhanh theo cách này”, Piffarerio nói.
Đại tá Lansing Pilch, Chỉ huy Phi đội 3 cho biết, họ đang tập trung vào việc tiếp tục chứng minh khả năng này. Báo cáo thử nghiệm đã được gửi đến những cấp có thẩm quyền, và đang được xem xét.
Pilch nói: “Ý tưởng này được đưa ra bởi những phi công trực tiếp chiến đấu. Chúng tôi luôn lắng nghe và hoan nghênh ý tưởng mới từ các phi công trẻ và sáng tạo. Ý tưởng đến rất bất ngờ, chúng tôi ngồi trong quán bar, và chợt nhớ đến những chiếc máy bay C-17”.
Lương Minh