Tờ
Izvestia đưa tin, Phòng thiết kế Tula KBP đang nghiên cứu thiết kế theo đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga cấu hình hệ thống pháo - tên lửa phòng không
Pantsir-S1 (từ Pantsir dịch ra là giáp trụ) dùng cho lực lượng lính dù.
Phó Giám đốc KBP Yuri Savenkov cho biết, việc làm cho Pantsir-S1 đáp ứng được yêu cầu của trong tác chiến đổ bộ đường không đã được tiến hành từ năm 2013 và sẽ được hoàn thành trong vài năm tới. Việc nghiên cứu gặp khó khăn do cho đến nay lực lượng lính dù chưa dứt khoát chọn khung gầm cơ sở xe bánh xích hay xe bánh lốp.
“Chúng tôi đang chờ quyết định chọn khung gầm cơ sở nào, và ngay lập tức sẽ đưa ra vài phương án cho tổ hợp. Công việc sẽ được đẩy nhanh sau khi quân đội có quyết định cuối cùng”, ông Savenkov nói.
Theo ông này, các nhà thiết kế quen với khung gầm xe xích, những năm 1990 phòng thiết kế Tula đã phát triển tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Roman đặt trên khung gầm cơ sở xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-3.
|
Biến thể Pantsir-S1 đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích.
|
Biên tập viên trang mạng Otvaga 2004 Vitaly Moiseev cũng cho rằng khung gầm xe bánh xích thích hợp cho lính dù hơn là xe bánh lốp.
“Dù về mặt tốc độ và chặng đường hành quân thì xe bánh lốp là không loại nào bằng, nhưng xe xích có khả năng vượt cản hơn, điều rất quan trọng khi đổ bộ vào địa hình không quen thuộc. Lính dù đang chuyển sang dùng xe chiến đấu bánh xích BMD-4, nên hợp lôgic là làm tổ hợp phòng không trên xe cơ sở này (nghĩa là đặt Pantsir-S1 trên khung gầm BMD-4),” ông Moiseev nói.
Ông này cũng nhận định là để thả dù Pantsir-S1 sẽ phải giảm khối lượng của nó một cách đáng kể.
“Hệ thống Pantsir-S1 dài 10m và nặng hơn 30 tấn, và để có thể thả dù nó thì phải rút ngắn chiều dài và làm nhẹ bớt. Bộ ngắm bắn và radar đặt trên nóc xe phải gọn hơn, cũng phải giảm số thùng phóng tên lửa”, ông này nói thêm.
Theo nguồn tin Bộ tư lệnh lực lượng lính dù Nga cho hay, khi Pantsir-S1 được đưa xuống đơn vị sẽ được dùng để thay thế một số tổ hợp tên lửa phòng không hiện có như
Igla,
9K35 Strela 10 và pháo ZSU-23-2.
“Cuộc chiến với Gruzia năm 2008 cho thấy là một nước không giàu có lắm có thể mua cho mình những máy bay khá hiện đại có trần bay cao hơn tầm của các phương tiện phòng không được sản xuất trong giai đoạn 1970-1980. Mà đòn đánh từ trên không là một trong những đòn đánh nguy hiểm nhất trong các chiến dịch đổ bộ. Vì vậy chúng ta phải nâng cao khả năng diệt mục tiêu trên không ngay từ hôm nay, do đó chúng tôi đã đặt sản xuất Pantsir-S1”, nguồn tin cho biết.
|
Pháo 30mm (màu đỏ) và cụm ống phóng tên lửa 57E6 (màu vàng) của hệ thống Pantsir-S1.
|
Chuyên gia quân sự độc lập Vyacheslav Tseluyko nhận định, tổ hợp phòng không 9K35 Strela 10, Igla và ZSU-23-2 hiện tại không chống đỡ nổi đối phương sử dụng công nghệ cao hiện đại.
“Các hệ thống phòng không hiện có của lính dù không tiêu diệt được mục tiêu ở độ cao trên 4km. Thế mà không quân của các nước NATO ngay từ năm 1999 khi ném bom Nam Tư đã bay ít nhất ở độ cao 5-6km, chính là để không rơi vào lưới lửa của Strela và Igla. Nhưng tên lửa của Pantsir-S1 có thể tiêu diệt mục tiêu ở 8.000m”, ông Tseluyko nói.
Cũng theo chuyên gia này, các tổ hợp 9K35 Strela 10 và Igla không thể đánh chặn tên lửa hành trình, bom có điều khiển và các phương tiện tấn công đường không công nghệ cao khác trong khi Pantsir-S1 thực hiện việc đó một cách nhẹ nhàng.
Hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 trang bị 12 tên lửa và 2 pháo tự động 30mm 2A72 cho phép diệt mục tiêu ở tầm xa tới 12km và độ cao tối đa 8km.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Nguyễn Vũ