Nga giúp Ấn Độ hoàn thiện tàu sân bay nội địa

Google News

(Kiến Thức) - Nhà máy Proletarski Zavod của Nga đã trúng thầu sản xuất hệ thống cáp hãm đà cho tàu sân bay nội địa INS Vikrant của Ấn Độ.

Theo Tổng giám đốc của nhà máy Proletarski Zavod – Yury Skorikov cho biết, Proletarski Zavod sẽ là nơi sản xuất hệ thống cáp hãm và cơ cấu máy hãm cho tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ. Hệ thống trên sẽ tương tự như hệ thống được lắp đặt trên tàu sân bay INS Vikramaditya mà Nga bán cho Ấn Độ.
Ông Skorikov còn cho biết, phía Ấn Độ và nhà máy Proletarski Zavod đã đạt được một thỏa thuận cung cấp các hệ thống cáp hãm đà và cơ cấu máy hãm trên tàu sân bay INS Vikrant. Tuy nhiên hợp đồng trên chỉ được ký kết sau khi phía Ấn Độ đánh giá lại chất lượng của các hệ thống cáp hãm được trang bị trên tàu sân bay INS Vikramadity khi đã hết thời gian bảo hành.
 Hệ thống cáp hãm đà luôn đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ mẫu tàu sân bay nào, và chỉ có một số ít nước trên thế giới sản xuất được.
Được biết, nhà máy Proletarski Zavod cũng là nơi đã sản xuất các hệ thống cáp hãm và cơ cấu máy hãm trên tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ. Dự kiến các hệ thống cáp hãm đầu tiên của INS Vikrant sẽ được Proletarski Zavod chuyển giao cho Ấn Độ vào năm 2015.
Ngoài việc sản xuất các hệ thống cáp hãm cho các tàu sân bay, Proletarski Zavod còn chế tạo các hệ thống cáp hãm mặt đất dành cho trung tâm đào tạo và huấn luyện phi công Hải quân Nga tại Yeysk. “Quá trình chuyển giao lắp đặt số cáp hãm tại trung tâm huấn luyện trên đều đã được hoàn thành và đã sẵn sàng được đưa vào sử dụng”, Skorikov cho biết.
Proletarski Zavod là một trong nhà máy có tuổi thọ lâu đời nhất ở St Petersburg, đây là nơi chuyên sản xuất các thiết bị hàng hải và kỹ thuật điện chuyên dụng cho Hải quân Liên Xô và Nga sau này.
 Một chiếc tiêm kích trên hạm MiG-29K của Hải quân Ấn Độ.
INS Vikrant là tàu sân bay nội địa đầu tiên do Ấn Độ chế tạo, nó được hạ thủy vào năm 2013 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Được biết sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm trên biển, INS Vikrant sẽ chính thức được biên chế vào lực lượng Hải quân Ấn Độ vào năm 2018, tuy nhiên hiện tại nó vẫn trong quá trình hoàn thiện tại nhà máy đóng tàu Cochin thuộc bang Kerala, miền nam Ấn Độ.
INS Vikrant có lượng giãn nước tối đa khoảng 40.000 tấn với chiều dài là 262m và rộng 60m. Nó có thể mang theo tối đa 30 máy bay chiến đấu các loại, đa phần là các mẫu tiêm kích hạm MiG-29K và máy bay tiêm kích hạng nhẹ Tejas do Ấn Độ phát triển. Hải quân Ấn Độ sẽ duy trì ít nhất một phi đội gồm 17 chiếc MiG-29 trên INS Vikrant để có thể bảo vệ vùng bờ biển phía đông của nước này. Bên cạnh đó Nga cũng sẽ bàn giao những chiếc MiG-29K còn lại mà Ấn Độ đặt mua trước đây vào năm 2015 và số máy bay trên cũng sẽ được trang bị trên tàu sân bay INS Vikrant.
Tuấn Đặng

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Hoàng -

Hiện tại trên thế giới dường như chỉ có Mỹ và Nga là có đủ khả năng đóng tàu sân bay thôi thì phải, còn TQ à đóng dc đấy nhưng cũng chỉ là sửa lại tàu sân bay của Liên Xô cũ mà thôi chứ cũng khó đủ trình độ tự đóng lắm

Hương Liên -

Bao giờ Việt Nam cũng có thể đóng tàu sân bay nhỉ ?

Hoàng Tùng -

Không biết mấy nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc thì mỗi nước đã đóng dc bao nhiêu tàu sân bay nhỉ, mà liệu tàu sân bay to thế này đi trên biển có sợ bão không các bác

Thái Hòa -

Để đóng được một tàu sân bay không phải dễ, tốn rất nhiều tiền của và thời gian, nhưng có tàu sân bay hỗ trợ thì giảm rất nhiều chi phí cho chiến tranh và thuận lợi khi nó là điểm tiếp nhiên liệu và đạn dược trên biển cho các nước

Thương Lê -

Ấn Độ thì giúp Việt Nam đóng tàu cho cảnh sát biển, Nga thì giúp Ấn Độ đóng tàu sân bay, không thấy nước nào giúp trung quốc cả ha ha ha

Toan Nguyen -

Một nước cũng được coi là cường quốc như Ấn Độ mà không tự đóng được tàu sân bay mà vẫn cần đến sự trợ giúp của Nga, vậy thấy rất rõ rằng trình độ khoa học công nghệ vẫn chỉ tập trung ở 2 nước Nga và Mỹ

Hiển thị thêm bình luận