Căn cứ vào nghiên cứu của Tập đoàn
Jane's, trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, phần lớn các nước trong danh sách 20 quốc gia có ngân sách quốc phòng giảm là các nước thành viên
NATO.
Nhà phân tích ngân sách quốc phòng cấp cao của tập đoàn Jane's Fenella McGerty cho rằng, mặc dù áp lực ngân sách quốc phòng mà các nước phương Tây phải đối mặt sớm đã thấy, nhưng trong 20 quốc gia có ngân sách quốc phòng giảm nhanh nhất của giai đoạn 2012-2014 có thể thấy 13 nước thành viên NATO vẫn đáng lo ngại nhất. Trong 2 năm qua chi phí quốc phòng của NATO đã giảm 93 tỷ USD.
|
Ngân sách quốc phòng năm 2016 đạt 98 tỷ USD.
|
Trái ngược với tình hình của các nước thành viên NATO, chi phí quốc phòng của Nga đã liên tục tăng nhanh chóng trong các năm, năm 2011 đạt 57 tỷ USD. Năm 2012 Nga vượt qua Anh trở thành nước có chi phí quốc phòng lớn thứ 3 trên thế giới. Năm 2014 ngân sách quốc phòng của Nga đạt 78 tỷ USD. Dư đoán đến năm 2016 con số này sẽ đạt 98 tỷ USD, vượt qua tổng ngân sách quốc phòng của Đức và Pháp cộng lại.
Một nhà phân tích phân tích ngân sách quốc phòng cấp cao của tập đoàn Jane's Craig Caffrey cho rằng, từ năm 2011 đến nay ngân sách quốc phòng của Nga tăng bình quân 18%, năm 2013 chính phủ Nga có kế hoạch tăng 36% vào trước năm 2016.
Mặc dù mục đích tăng cường chi phí quân sự của Nga dường như là để đối phó với khủng hoảng
Ukraine, nhưng một số động lực thúc đẩy vẫn là kế hoạch hiện đai hóa dài hạn.
“Kế hoạch chi phí quốc phòng Nga sớm đã xuất hiện trước cuộc khủng hoảng Ukraine và không liên quan đến nước này. Sau khi khủng hoảng Ukraine bắt đầu kế hoạch chi phí quốc phòng của Nga vẫn chưa được sửa đổi. Đây là một chinh sách lâu dài của chính phủ Nga, cũng là vấn đề ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nga”, ông Craig Caffrey nói.
Bằng Hữu