Theo nguồn tin từ Washington, Singapore dự kiến trong 10 ngày tới sẽ công bố kế hoạch chi tiết mua phi đội 12 chiếc tiêm kích F-35B do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Một số nguồn tin còn cho rằng, Singapore sẽ mua tổng cộng 75 chiếc loại này.
Những đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương đang “khao khát” loại vũ khí đắt đỏ nhất trong hệ thống vũ khí thông thường của thế giới. Nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn này của các quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia chính là xuất phát từ mối đe dọa Trung Quốc.
Trên thực tế, Singapore rất đắn đo và ngần ngại trong việc công khai tuyên bố ý định của họ bởi quan ngại Trung Quốc và Malaysia có thể phản ứng. Tuy nhiên, một số nguồn tin thân cận với thương vụ mua F-35Bs cho hay, kế hoạch vẫn có khả năng sẽ được công bố.
Với đặc điểm địa lý của Singapore, biến thể F-35B là sự lựa chọn tuyệt vời. Đây là loại máy bay cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng. Nghĩa là nó chỉ cần một đường băng rất ngắn (chừng 150-200m) để cất cánh, việc hạ cánh giống hết trực thăng. Ngoài ra, F-35B Singapore có thể phối hợp chặt chẽ với Lính thủy Đánh bộ Mỹ (trang bị F-35B), cũng như với biến thể F-35C hoạt động trên các tàu sân bay.
|
Tiêm kích tàng hình F-35B cất cánh từ boong tàu đổ bộ Mỹ. |
Nhưng lý do cơ bản cho sự lựa chọn của Singapore và các quốc gia Thái Bình Dương đó chính là nhận thức của các quốc gia này về hiệu quả của F-35.
Một quan chức cấp cao Mỹ có quyền tiếp cận với các tài liệu mật về chiến đấu cơ F-35 nhấn mạnh, đó "đơn giản chỉ vì F-35 là bất khả chiến bại". Ngoài ra, vị quan chức này còn tự tin khẳng định, chiến đấu cơ F-35 còn có khả năng duy trì sự thống trị bầu trời ít nhất ¼ thế kỷ.
Quyết định cuối cùng của Singapore sẽ đặt Trung Quốc phải đối mặt với 50 tới 100 F-35A của Australia, 42 F-35A của Nhật Bản và 75 F-35B từ Singapore.
Kịch bản đặt ra là, các chiến đấu cơ F-35 từ Singapore, Nhật Bản và Australia với máy bay Mỹ sẽ thống trị khắp vùng trời Thái Bình Dương sau khi được triển khai tới các căn cứ không quân trong khu vực, trên hạm đội tàu sân bay cũng như tàu chiến của hải quân đa quốc gia. Kết quả, sự hiện diện của Mỹ và các đồng minh của nước này sẽ bao trùm theo hình cung từ Đông Alaska và phía Nam tới tận cùng Biển Đông rồi vòng lại Australia và kéo dài tới Hawaii.
Kịch bản này cũng mở ra khả năng, Nhật Bản có thể sớm công bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất F-35 mới. Tập đoàn Công nghiệp nặng Mistubishi (Mistubishi Heavy Industries) được xem là ứng viên sáng giá để xây dựng một nhà máy để chế tạo các chiến đấu cơ F-35 của Nhật Bản. Điều này sẽ cung cấp cho Mỹ và các đồng minh Thái Bình Dương một cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng trong khu vực.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Bạch Dương (theo Defence.AOL)