Theo
Kommersant, Hải quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ triển khai nhóm tàu sân bay tới Ấn Độ Dương trong tương lai nhằm bảo vệ đường giao thông trên biển.
Lý giải điều này, Trung Quốc hiện nay vẫn phụ thuộc nặng nề vào tuyến đường cung ứng qua eo biển Hormuz (Vịnh Péc Xích và Ấn Độ Dương) và Malacca (nối Biển Đông và Ấn Độ Dương) để nhập khẩu dầu cũng như những vật tư chiến lược khác. Vì thế, tàu chở dầu của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu của Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến tranh.
|
Nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc sẽ được điều tới Ấn Độ Dương? |
Vì vậy, việc Trung Quốc tiến tới việc điều tàu sân bay tới vùng biển này là hoàn toàn có khả năng lớn. Tuy nhiên, các mối đe dọa tiềm năng từ Trung Quốc lại trở thành một lý do hoàn hảo cho các quốc gia như Ấn Độ mở rộng sức mạnh hải quân của họ.
Ấn Độ đang cố gắng tăng cường sức mạnh hải quân bằng tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ để đối phó với nguy cơ tiềm tàng từ Trung Quốc. Ngoài việc mua tàu sân bay Vikramaditya từ Nga, Ấn Độ cũng lên kế hoạch tự đóng 2 tuần sân bay vào năm 2015 và 2017. Nếu thực hiện được kế hoạch này, Ấn Độ sẽ thành lập được nhóm tàu sân bay chiến đấu nhanh hơn Hải quân Trung Quốc.
Trừ 2 tàu khu trục tiên tiến mua từ Nga, hầu hết 50 tàu chiến mới của Hải quân Ấn Độ đều được đóng trong nước. T
Tuy nhiên, Ấn Độ có thể không phải là đối thủ của Trung Quốc trong dài hạn. Nếu nước này phát triển hải quân quá nhanh, nó chỉ khiến Trung Quốc "tăng tốc" triển khai hạm đội hải quân ở Ấn Độ Dương.
|
Tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ chuyển giao cho Ấn Độ vào cuối năm nay. |
Để giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ cần dựa vào các đối tác trong khu vực như Nhật Bản, Indonesia, Singapore và Australia hoặc các cường quốc như Mỹ.
Mặc dù, Ấn Độ có nhiều đồng minh hơn Trung Quốc nhưng tình thế có thể thay đổi trong tương lai. Trung Quốc đang đầu tư những khoản tiền lớn để xây dựng cảng chiến lược ở các nước như Pakistan, Myanmar và Sri Lanka.
Với những căn cứ này, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai ít nhất một nhóm tàu sân bay cũng như 2-3 tàu ngầm ở Ấn Độ Dương vào năm 2025.
Điều này không chỉ rút ngắn đường vận tải trên biển của Trung Quốc mà còn đem đến cho nước này khả năng phá hủy bất cứ mục tiêu tiềm năng nào giữa vịnh Bengal và biển Arab.
Bằng cách đó, Hải quân Mỹ sẽ không thể cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ trực tiếp nào cho Hải quân Ấn Độ trừ khi nước này phá vỡ được chiến thuật "Chống xâm nhập" và "Khu vực cấm" của Iran - Trung Quốc từ 2 phía của Ấn Độ Dương.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Nguyễn Hoàng