Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, hình ảnh từ vệ tinh cho thấy 2 loại pháo lạ thường có kích thước dài 33,5m và 24,3m tại khu vực thử nghiệm cho thiết giáp và pháo binh nằm ở phía Tây Bắc thành phố Bao Đầu (Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc).
Hai loại pháo này nằm theo chiều ngang trên sàn bê tông bắt đầu xuất hiện vào tháng 9/2010 và tháng 12/2011 – cũng là lần đầu tiên hình ảnh được vệ tinh chụp được. Hình ảnh được Astrium cung cấp cho thấy 2 vật thể này vẫn còn ở sàn bắn vào tháng 7/2013.
|
Hai khẩu siêu pháo khổng lồ tại trung tâm thử nghiệm Nội Mông.
|
Hình ảnh chụp năm 2011 cho thấy một loạt những vật thể có thể lạ được coi là mục tiêu của khẩu pháo 33,5m cho thấy đây có thể là thử nghiệm cho dự án đạn vận tốc cao.
Trung Quốc trong quá khứ từng lên kế hoạc muốn sản xuất những loại pháo tầm xa, nòng lớn. Nước này từng sản xuất siêu pháo Xianfeng vào những năm 1970 trong dự án chống tên lửa đạn đạo Project 640. Dài khoảng 26m, Xianfeng nằm vào tầm giữa so với 2 khẩu pháo mới xuất hiện. Tuy nhiên, dự án Xianfeng đã bị hủy vào năm 1980.
Những năm 1990, một số tài liệu cho thấy Trung Quốc đã có công nghệ siêu pháo tầm xa khá giống với dự án siêu pháo Babylon của Iraq được kỹ sư người Canada Gerald Bull thiết kế. Theo tờ Jane’s, ông Bull từng liên quan rất lớn đến hệ thống pháo binh tầm xa của Trung Quốc trong những năm 1980.
Những khẩu pháo lớn ở Bao Đầu có vẻ ngoài như được lắp ráp lại theo dự án siêu pháo Babylon – theo lý thuyết có khả năng nhắm vào những vệ tinh trong quỹ đạo. Mẫu pháo thử nghiệm Baby Babylon của ông Bull có chiều dài khoảng 46m.
|
Những gì còn lại của khẩu siêu pháo Babylon. |
Mặc dù những khẩu pháo ở Bao Đầu có vẻ ngoài giống với khuôn mẫu siêu pháo của nhà thiết kế Gerald Bull nhưng có vẻ những siêu pháo này sẽ không được sử dụng cho các nhiệm vụ chống vệ tinh hay pháo binh tầm xa do trước đó Trung Quốc đã mở rộng phát triển tên lửa đạn đạo cho cả 2 nhiệm vụ kể trên.
Khẩu pháo này có thể được sử dụng cho mục đích mẫu súng điện từ. Tuy nhiên, xung quanh khẩu súng này không có dấu hiệu cho thấy có nguồn cung cấp điện đủ mạnh để thực hiện các vụ bắn phá này.
Khả năng khác là Trung Quốc chỉ đơn giản sử dụng các hệ thống cũ từ chương trình pháo binh tầm xa trong những năm 1970 và 1990 cho các dự án khác.
Nguyễn Hoàng