Thông tin này được đăng tải sau khi phóng viên tờ Hoàn Cầu có chuyến thâm nhập Subic và phỏng vấn một số người dân tại đây
Theo Hoàn Cầu, trong chuyến thăm vịnh Subic, phóng viên đã nhìn thấy căn cứ quân sự lớn nhất của quân đội Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương đã được chính phủ Philippines xây dựng thành đặc khu kinh tế vịnh Subic.
Hiện tại, vùng đặc khu kinh tế Subic này chủ yếu được cho các công ty đóng tàu Hàn Quốc, doanh nghiệp Nhật Bản thuê.
Tuy nhiên khi đến gần khu vực vịnh Subic đã “phát hiện” nhà kho, cầu cảng, nhà máy phát điện, đường ống dẫn dầu và cầu tàu của hải quân.
|
Tàu sân bay Mỹ thời còn đóng ở Subic.
|
Một thương nhân trên vịnh khi trao đổi với phóng viên của báo này cho rằng, cách nhà xưởng của ông này không xa có một “vịnh Subic thu nhỏ” được canh gác cẩn mật và trong đó là căn cứ hải quân Philippines, nhưng trên thực tế là căn cứ tàu ngầm trinh sát bí mật của Hải quân Mỹ. Ngoài ra quân đội Mỹ còn xây dựng 2 trạm radar trinh sát tầm xa tại căn cứ này.
Theo giáo sư chính trị trường Đại học Philippines, Quân Mỹ không chỉ sớm tái triển khai đóng quân tại vịnh Subic, mà còn bí mật tái triển khai tại căn cứ không quân Clark chủ yếu là máy bay trinh sát và máy bay vận tải.
Trước năm 1992, Subic từng là căn cứ quân sự lớn của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Nhưng từ năm 1992, chính phủ Philippines buộc phía Mỹ phải rời đi và xây dựng nơi này thành khu vực kinh tế. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, Mỹ vẫn duy trì luân phiên khoảng 400 quân hỗ trợ Quân đội Philippines trong một số hoạt động, như chống khủng bố.
Bằng Hữu