Trung Quốc sản xuất hàng loạt “siêu rồng” J-10B?

Google News

(Kiến Thức) - Tập đoàn Thành Đô có thể đã bắt tay vào việc sản xuất hàng loại tiêm kích đa năng J-10B với cải tiến mạnh hơn so với J-10A đang phục vụ.

Theo tờ Nhân dân Nhật báo, gần đây trên các trang mạng đăng tải hình ảnh về mẫu máy bay J-10B được đánh số hiệu 101. Từ đó, tờ báo này cho rằng, có thể Tập đoàn Hàng không Thành Đô đang bắt đầu quá trình sản xuất hàng loạt tiêm kích đa năng J-10B cải tiến.
J-10B là biến thể cải tiến khắc phục những nhược điểm tồn tại trên mẫu J-10A đang phục vụ trong Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, J-10B vẫn dùng phương án bố trí cánh mũi nhỏ đem lại tính cơ động cao như J-10A. Tuy nhiên, J-10B dùng cửa hút không khí cho động cơ phản lực DSI giúp máy bay đạt tốc độ cao một cách ổn định hơn so với cửa hút không khí cũ. Ngoài ra, J-10B sẽ trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động giúp nó tăng khả năng phát hiện, theo dõi mục tiêu.
 Hình ảnh J-10 trong lần thử nghiệm vũ khí gần đây.
Thông qua những giải pháp cải tiến như vậy, J-10B bù đắp những thiếu sót tính năng của J-10A, phát huy ưu điểm tính năng giải pháp tổng thể ban đầu của J-10, tính năng tổng thể ở mức độ tương đối tốt của máy chiến đấu cải tiến thế hệ 4 trên thế giới, chắc chắn đáp ứng yêu cầu tác chiến đối không của Không quân Trung Quốc trong thời kỳ mới.
Trước khi máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc đưa vào sử dụng, Không quân Trung Quốc cần phải trang bị máy bay chiến đấu “thế hệ 4+” với một số tính năng mạnh mẽ và có thể đối kháng trực tiếp với chiến đấu cơ thế hệ 4+ hiện đại nhất trong môi trường chiến tranh cường độ cao của 10 năm tới. Như vậy, mới có thể hình thành ưu thế toàn diện trước các nước láng giềng trang bị máy bay thế hệ 4, và có thể trực tiếp đối kháng với một số ít nước trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 4+.
 J-10B được kỳ vọng sẽ khắc phục mọi thiếu sót trên J-10A trước đây.
Máy bay chiến đấu J-10B trên cơ sở kế thừa tính năng cơ động tốt của máy bay chiến đấu J-10A, cải thiện khả năng tàng hình, nâng cấp mạnh mức độ thông tin hóa của máy bay chiến đấu, tăng cường hệ thống radar và hệ thống cảm biến hồng ngoại, tăng cường khả năng cảm biến tình huống chiến trường.
Từ những bức ảnh xuất hiện gần đây cho thấy khả năng mang vũ khí của J-10B cũng rất ưu việt, trong tương lai sẽ có nhiều ưu thế khi tác chiến trên biển.
Về hệ thống động lực, Nhân dân Nhật báo cho rằng chiếc J-10B số hiệu 101 vẫn sử dụng động cơ tuốc bin phản lực AL-31F do Nga chế tạo thay vì động cơ nội địa WS-10 Taihang mà lâu nay Trung Quốc “rêu rao”.
Bằng Hữu