Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời tạp chí Tin tức Phòng vệ của Mỹ (số ra ngày 25/1/2013) cho hay, Nga và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán về việc Trung Quốc nhập khẩu từ Nga máy bay chiến đấu Su-35 và tàu ngầm tấn công Amur Type 1650.
Việc Trung Quốc chấp nhận mua Su-35 của Nga không đồng nghĩa với việc máy bay chiến đấu J-20 và J-31 của Trung Quốc xuất hiện vấn đề, hành động này của Trung Quốc có thể là một biện pháp bảo đảm việc quá hạn (tức là vượt quá thời gian so với dự kiến) trong quá trình nghiên cứu chế tạo J-20 và J-31.
|
Trung Quốc gần như chắc chắn có được tiêm kích thế hệ 4++ Su-35. |
Giới chuyên gia quân sự Mỹ nhận định, thương vụ này giữa Trung Quốc và Nga đã trải qua một thời gian dài thảo luận. Lý do Nga không tin tưởng vào Trung Quốc sẽ đảm bảo không sao chép công nghệ như đã từng làm với Su-27. Vì vậy, thương vụ này đã không đạt được bước tiến đáng kể nào trong một thời gian dài.
Mặc dù, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nga đối với việc xuất khẩu vũ khí tiên tiến sang Trung Quốc vẫn chưa tỏ rõ lập trường, tuy nhiên thái độ này của Nga có thể liên quan đến vấn đề chính trị giữa 2 nước.
Bên cạnh đó, Nga bán vũ khí cho Trung Quốc không ảnh hưởng tới bản quyền công nghệ của Nga. Tuy nhiên việc này sẽ tạo thành ảnh hưởng nghiêm trọng tới vị trí và vai trò của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện chi phí cho Quân đội của Mỹ càng ngày càng giảm, điều này đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa Quân đội Mỹ và Trung Quốc ngày càng thu hẹp. Do đó việc Trung Quốc đẩy mạnh quá trình nhập khẩu vũ khí trang bị tiên tiến đã tạo ra sự hoài nghi đối với quyền khống chế vùng trời, vùng biển của Mỹ và dư luận quốc tế.
|
Mua Su-35 không có nghĩa Trung Quốc từ bỏ chương trình J-20 và J-31. |
Ngoài ra, việc Nga bán vũ khí cho Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho Trung Quốc nắm bắt được phương hướng phát triển của ngành công nghiệp chế tạo máy bay chiến đấu Nga, do Su-35 có một số hệ thống được sử dụng trên tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Su T-50.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu Su-35 từ Nga không đồng nghĩa với việc nghiên cứu chế tạo J-20 và J-31 của Trung Quốc gặp phải khó khăn, đây chỉ là “giải pháp tình thế” nhằm thay thế sự chậm chễ trong quá trình nghiên cứu chế tạo hai loại máy bay chiến đấu này.
Biện pháp này của Trung Quốc tương tự như biện pháp của Hải quân Mỹ, nước này đã nâng cấp máy bay chiến đấu F-18 thay vì tiếp tục nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu F-35 với chi phí ngày càng tăng cao.
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
TIN LIÊN QUAN:
Minh Đức