Hành động này khiến các quan chức Mỹ hết sức quan ngại về các chương trình phát triển vũ khí của chính phủ Hồi giáo Ai Cập. Chương trình nâng cấp tên lửa của Ai Cập được cho là nhằm vào Israel.
Washington Free Beacon đưa tin, một nhóm chuyên gia tới từ nhà sản xuất tên lửa hàng đầu Trung Quốc đang làm việc tại Ai Cập cùng với Triều Tiên để hiện đại hóa lực lượng tên lửa Scud.
Theo quan chức tình báo Mỹ tiết lộ, các chuyên gia Trung Quốc tới từ Tập đoàn Xuất – Nhập khẩu máy móc chính xác (CPMIEC) đang tham gia kế hoạch này.
Tập đoàn CPMIEC Trung Quốc từng nhận án phạt từ Mỹ trong năm 1991 vì hợp đồng xuất khẩu tên lửa đạn đạo tầm ngắn M-11 cho Pakistan. Năm 2002, CPMIEC tiếp tục nhận thêm án phạt mới vì xuất khẩu tên lửa cho Iran.
Trong cuộc chiến Afghanistan, Quân đội Mỹ tìm thấy kho vũ khí Trung Quốc cung cấp cho Iran rồi chuyển lại cho Taliban vào năm 2001. Kho vũ khí này gồm những tổ hợp tên lửa đối không vác vai QW-1.
Các hoạt động nâng cấp tên lửa bị phát hiện ở nhà máy Sakr, cơ sở sản xuất tên lửa Scud B và biến thể tăng tầm Scud C của Ai Cập.
|
Xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud. |
Các quan chức quân sự Ai Cập chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan tới vụ việc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này cũng từ chối bình luận.
Chuyên gia quân sự về Trung Quốc Richard Fisher cho rằng, mối quan hệ CPMIEC – Triều Tiên cần theo dõi kỹ lưỡng và nó có thể liên quan đến nỗ lực của Quân đội Ai Cập cải thiện tên lửa Scud chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi của Israel.
Fisher nhận định rằng, CPMIEC có thể cung cấp hệ thống dẫn đường cho tên lửa Scud của Ai Cập, nó sẽ tương tự như hệ thống dẫn đường quang học được sử dụng trên tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh của Iran.
“Hiệu quả tuyệt vời của hệ thống phòng thủ tên lửa Isarel thúc đẩy Ai Cập tìm cách tăng độ chính xác các tên lửa của họ. Tôi nghi ngờ rằng, đây là phần đóng góp quan trọng nhất của CPMIEC”, ông Fisher nói.
Scud B/C là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến
dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus do Liên Xô sản xuất từ những năm 1960. Tổ
hợp 9K72 được trang bị đạn tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-17 có khả năng
đạt tầm bắn tới 300km, lắp đầu đạn thuốc nổ thông thường nặng 1 tấn hoặc
đầu đạn hạt nhân. Xét trên lý thuyết, đầu đạn thuốc nổ thường của R-17
có khả năng tạo một hố rộng 12m, sâu 4m.
Scud được xem là loại
tên lửa đạn đạo sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, trang bị trong quân
đội nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam). Scud là nền tảng chương trình tên lửa Triều Tiên, Iran.
|
Nhật Anh - Hoàng Lê