Châm cứu có thể mắc những căn bệnh nào?
Theo các chuyên gia thì châm cứu có thể mắc những bệnh truyền nhiễm do vi trùng, vi khuẩn, bệnh viêm gan B, thậm chí cả HIV cũng bị lây lan qua châm cứu khi dùng kim bẩn, bông băng cũ.
Ngày 19/3/2013 tại Thụy Sĩ, Tòa án vùng Bern-Mitelland đã truy tố ông Maurice Goeller (53 tuổi) về tội làm lây lan bệnh và gây tổn thương nghiêm trọng thân thể người khác.
Theo cáo buộc của Tòa án ông này đã thực hiện việc châm cứu mà không có giấy phép và bị cáo buộc là “mượn” công việc để truyền vi rút HIV cho khách hàng bằng những mũi kim châm cứu mang sẵn vi rút HIV.
Qua vụ việc đó, rất nhiều người không chỉ ở Thụy Sĩ mà tất cả những nước trên thế giới, nhất là những nước có dịch vụ châm cứu phát triển như Trung Quốc, Việt Nam… lo ngại về vấn đề gây bệnh khi đi châm cứu.
Theo thông tin trên báo Y học Anh cho biết: “các nhà vi trùng học ĐH Tổng hợp Hongkong khẳng định, số các vụ nhiễm trùng liên quan đến châm cứu trên toàn thế giới liên tục tăng lên và họ kêu gọi phải có biện pháp chặt chẽ hơn nữa để quản lý việc chữa bệnh bằng châm cứu”.
Ông Patrick Woo, giáo sư vi trùng học nổi tiếng, người đứng đầu nhóm nghiên cứu trên nói: “Để ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng lây lan do châm cứu cần thực hiện nhiều biện pháp thông thường như kim châm cứu phải là loại chỉ dùng một lần, phải sát trùng da theo đúng kỹ thuật” và "rất cần thiết phải đưa ra những quy định nghiêm ngặt đối với những người hành nghề”.
Ông Woo và các đồng nghiệp cho biết, châm cứu cũng có thể nguy hiểm khi dùng kim để đâm xuyên vào các huyệt ở độ sâu vài centimet dưới da. Họ cảnh báo châm cứu có thể gây ra một hội chứng mới – bệnh mycobacteriosis do châm cứu. "Đây là một bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn dạng sợi (mycobacteria), phát triển nhanh chóng xung quanh vết châm kim do bông băng, khăn lau hoặc miếng vải chườm bị nhiễm bẩn. Khi bị nhiễm trùng, thời gian ủ bệnh khá lâu và thường dẫn tới apxe và lở loét” ông Woo cho biết.
Đại đa số bệnh nhân hồi phục sau khi bị nhiễm trùng, nhưng từ 5 đến 10% đã chịu hậu quả nghiêm trọng như bị thoái hóa khớp, tổn thương nhiều cơ quan (multi-organ failure), loét thịt và bại liệt. Đã có đến ít nhất 5 đợt bùng phát bệnh viêm gan B liên quan đến châm cứu.
Trong nhiều trường hợp, nguồn phát tán để gây nhiễm trùng hàng loạt là các bệnh nhân đã bị nhiễm virus viêm gan B hoặc HIV và virus lây lan sang nhiều người khác qua kim châm cứu sát trùng không kỹ.
|
Châm cứu không đảm bảo vệ sinh có thể mắc nhiều căn bệnh truyền nhiễm, trong đó có cả HIV. |
Châm cứu ở Việt Nam có an toàn không?
Liên quan đến vụ việc 16 người Thụy Sĩ nhiễm HIV sau khi châm cứu, đã có rất nhiều người lo về vấn đề này. Đặc biệt ở nước ta, số lượng người tham gia chữa bệnh và tìm đến phương pháp chữa bệnh này khá đông.
Để trả lời thắc mắc trên, PGS.TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc bệnh viện Châm cứu TƯ, trả lời phỏng vấn trên báo Dân trí cho biết: “Việc dùng chung kim châm không chỉ làm lây nhiễm HIV mà còn cả nhiều bệnh lây truyền khác nữa”.
PGS.TS Nghiêm Hữu Thành giải thích: Về nguyên tắc, cũng giống như kim tiêm, kim châm cứu hoàn toàn có thể lây bệnh nếu dùng chung mà không được hấp, tiệt trùng đúng cách bởi nguyên lý chung của kim là xuyên qua da, tiếp xúc với các mô, tế bào và cả các mạch máu. Do đó, cũng giống như kim tiêm, kim châm cứu ngày nay cũng được thiết kế theo dạng dùng 1 lần.
Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả chữa bệnh khi châm cứu, PGS.TS Nghiêm Hữu khẳng định, muốn làm được điều đó thì nhất thiết phải sử dụng kim sạch khi thực hiện châm cứu, đồng thời khi tiến hành châm cứu phải đảm bảo các khâu và các dụng cụ khác như: Bông, băng, gạch … sạch sẽ.
Ai không nên châm cứu
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh đơn giản, nhưng có công hiệu rất lớn trong phòng và chữa một số loại bệnh, tuy nhiên, nó lại trở thành con dao hai lưỡi nếu bị lạm dụng.
Ngày nay, châm cứu được ứng dụng phổ biến trong y học như: châm tê để hỗ trợ phẫu thuật ngoại khoa, châm cứu cắt cơn nghiện trong điều trị cai nghiện ma túy, châm cứu để giảm béo…
Châm cứu có thể dùng để chữa các loại bệnh như: Bệnh thần kinh: liệt dây 7 ngoại biên (thường do nhiễm lạnh đột ngột), đau dây 5 và các dây thần kinh ngoại biên khác, máy mắt, sụp và mỏi mi mắt, liệt nửa người, đau thần kinh tọa, và nhiều chứng đau khác. Bệnh cơ xương khớp: giãn dây chằng, thoái hóa khớp gối, đau do thoái hóa cột sống cổ, lưng. Bệnh tuần hoàn: Huyết áp cao, thấp, rối loạn thần kinh tim. Bệnh tiêu hóa: Các bệnh về dạ dày, ruột. Các bênh về sinh dục: Các bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, di mộng tinh…
Tuy vậy, không phải ai cũng có thể chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu này, nếu thiếu hiểu biết và chưa có kinh nghiệm thì châm cứu có thể gây ra nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Trong quá trình châm cứu, nếu bác sĩ châm cứu thẳng vào dây thần kinh, có thể dẫn đến bị liệt, teo cơ… Khi châm kim, nếu người bệnh có cảm giác rất buốt, bác sĩ cần phải rút kim ra ngay lập tức. Bởi nếu châm sai huyệt, châm vào những huyệt nguy hiểm, châm quá sâu, có thể gây tử vong.
|
Nhiều trường hợp không nên đi châm cứu. Ảnh: Internet. |
Những trường hợp không nên châm cứu:
- Những người cơ địa yếu, không thích nghi được.
- Những người có thể trạng yếu, suy kiệt, châm cứu dễ bị sốc.
- Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Anh Đào