Tụt lợi là quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi. Hiện tượng này còn khiến khoảng cách các kẽ răng ngày càng lớn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây mất thẩm mỹ và hôi miệng. Răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, các mô nâng đỡ và phần cấu trúc xương cũng có nguy cơ bị hư hại dẫn đến rụng răng.
Tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn được chứng bệnh răng miệng này bởi thời gian phát triển của rất chậm. Dưới đây là những điều về bệnh tụt lợi bạn cần biết nhằm hạn chế tối đa những hậu quả cũng như tự chăm sóc khi bị tụt lợi bên cạnh sự hỗ trợ điều trị của nha sĩ.
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây tụt lợi.
Vệ sinh răng miệng kém
Không đánh răng đầy đủ là nguyên nhân làm cho bợn bám quanh răng, dẫn đến lợi bị rút về chân răng.
|
Hãy đánh răng ít nhất 2 lần một ngày để có hàm răng khỏe, đẹp. (Ảnh: Internet) |
Di truyền
Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tụt lợi.
Viêm quanh răng
Ở những răng xoay, nghiêng, sai vị trí, lệch ra phía trước thì tấm xương ổ răng mỏng, bị giảm chiều cao, áp lực khi nhai thức ăn cứng sẽ làm mòn phần lợi không được xương nâng đỡ phía dưới, gây ra co lợi.
Thiếu cân bằng hormone
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới, đặc biệt trong thời kì mang thai hay kinh nguyệt. Vì khi đó các hormone trong cơ thể thay đổi trồi sụt khiến cho các tế bào trong miệng trở nên yếu ớt, dễ bị vi trùng xâm nhập.
Chải răng không đúng cách
Hành động này sẽ làm mòn lợi (lợi mỏng và thấp dần). Nhiều nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan giữa co lợi và thói quen dùng bàn chải cứng.
Hút thuốc
Hút thuốc lá khiến các mảng bám, vết ố vàng, tích tụ, do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào chân răng.
Bạn có thể chữa tụt lợi chỉ với những loài thảo mộc dễ tìm quanh nhà bếp.
Trà xanh
Đây được xem là một thần dược dành cho răng. Trong trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy giúp ngăn chặn viêm quanh răng. Hãy tập thói quen uống một cốc trà xanh vào mỗi buổi sáng nhé!
Tinh dầu bạch đàn
Dầu bạch đàn chứa chất chống viêm đồng thời nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và mảng bám. Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào 1-2 muỗng nước. Trộn đều, thoa lên lợi rồi massage nhẹ nhàng.
Lô hội
Ngoài công dụng "thần dành" với da, lô hội còn có tác dụng chữa viêm, làm lành các tế bào bị thương tổn và kháng khuẩn. Có thể sử dụng lô hội để đánh răng bằng cách thoa gel lô hội vào bàn chải và chải sạch trong vòng 3-5 phút, sau đó rửa sạch.
Nhựa trầm hương
Chất nhựa trong cây trầm hương là những gì bạn cần trong việc chữa các bệnh liên quan đến răng và nướu. Hòa bột nhựa trầm hương với nước sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa lên nướu và massage trong vài phút.
>>> Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):
Theo Thế Giới Trẻ