Chữa ung thư bằng... nam châm?

Google News

Những thanh nam châm cực mạnh, có thể khiến cho khối u tự phá hủy sẽ là vũ khí mới mang tính "cách mạng" trong cuộc chiến chống bệnh ung thư.

Những thanh nam châm cực mạnh, có thể khiến cho khối u tự phá hủy sẽ là vũ khí mới mang tính “cách mạng” trong cuộc chiến chống bệnh ung thư.

Có thể dùng từ trường để khiến cho tế bào ung thư tự hủy.
Có thể dùng từ trường để khiến cho tế bào ung thư tự hủy.

Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa phát minh ra việc sử dụng từ trường nam châm để kích hoạt các tế bào tự sát một cách hiệu quả. Phương pháp này có tác dụng đối với cả tế bào ung thư ruột lẫn với cá sống trong bể thí nghiệm.

Kế hoạch tiếp theo của nhóm nghiên cứu là thử nghiệm phương pháp mới trên một số dạng ung thư khác để xem từ trường nam châm có thể phá hủy những khối u ác tính khác hay không.

Bình thường, sự chết tế bào được lập trình (tức Apotosis) là một trong những cơ chế quan trọng của cơ thể nhằm loại bỏ các tế bào cũ, lỗi hay bị nhiễm bệnh. Sau khi nhận được một số tín hiệu nhất định từ cơ thể, các tế bào nói trên sẽ thu nhỏ sau đó tự vỡ thành nhiều mảnh. Những mảnh vụn này sẽ bị các tế bào miễn dịch hình amip nhấn chìm và “tiêu hóa”.

Nhưng với ung thư, quy trình apotosis không triển khai được nên các tế bào ác tính được phép phân chia một cách ngoài tầm kiểm soát.

Liệu pháp từ trường sẽ tạo ra các hạt nano sắt tí hon bám vào các protein kháng thể do hệ miễn dịch cơ thể tạo ra khi nó phát hiện thấy những độc chất “nguy hiểm”.

Sau đó, các hạt nao sắt sẽ kết tủa và bám vào các phân tử của tế bào khối u. Chúng khiến cho những phân tử này dính lại với nhau, kích hoạt “tín hiệu khai tử” một cách tự động, trang DailyMail giải thích.

Quy trình này làm thắp lên hy vọng về việc cho phép giết chết tế bào ung thư bằng công đoạn apotosis thông thường của cơ thể.

“Các tế bào ung thư ruột được tiếp xúc với các hạt nano và đặt giữa hai luồng từ trường. Hơn một nửa số tế bào đã bị phá hủy sau khi từ trường được bật lên, còn những tế bào không tiếp xúc với hạt nano không hề bị ảnh hưởng”, tạp chí Nature Materials cho biết.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng còn lâu nữa phương pháp này mới sẵn sàng để có thể thử nghiệm trên người.
 
Theo Vietnamnet
 
BÀI ĐỌC NHIỀU
 
[links()]