Hãi hùng phương pháp trị vết thương bằng giòi

Google News

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây đã nêu ra vai trò của giòi biến đổi gen trong việc chữa lành vết thương.

Giòi?
Trên thế giới hiện chưa có định nghĩa chính xác về giòi, nhưng theo cách dễ hiểu nhất thì giòi là ấu trùng của côn trùng bộ hai cánh, đặc biệt hợp lý khi so sánh với ấu trùng dòng Brachyceran như : Ruồi pho mát, ruồi trâu và nhặng (ruồi xanh), hơn là ấu trùng dòng Nematoceranhư muỗi hay ruồi chân dài.
Giòi không phải là một thuật ngữ chuyên môn. Trong nhiều sách giáo khoa chuẩn của ngành côn trùng học thuật ngữ này không hề được đưa vào trong bất kỳ chương nào. Nó chỉ đơn giản dùng để chỉ những con sâu non của các loài ruồi, trong đó, có cả những loại gây hại và những loại có thể được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm nhằm bổ sung chất Protein.
Hai hung phuong phap tri vet thuong bang gioi
Giòi thực sự hữu ích trong việc chữa lành vết thương vì chúng sản xuất và tiết ra một lượng tiểu cầu chứa nhân tố sinh trưởng của con người. 
Tùy từng loại ruồi mà có các chu kỳ phát triển khác nhau, có loài đẻ trứng vào đất, có loài đẻ trực tiếp nên cơ thể động vật hoặc nên các phần thịt đã thối rữa. Nhưng tất cả chúng đều có tầm quan trọng rất lớn về mặt sinh thái học và y học, giữa các vai trò như làm sạch vết thương bị thối rữa, xử lý rác hay tấn công các vụ mùa, lây lan nhiễm vi sinh... việc giòi gây hại trên các động vật sống được gọi là "myiasis."
Giòi biến đổi gen chữa lành vết thương
Trong một nghiên cứu mới nhất mà tờ Medical News Today, chuyên mục BMC Biotechnology đưa tin, các nhà khoa học thuộc trường đại học bang North Carolina (NCSU) đã gợi ý về vai trò của giòi biến đổi gen trong việc chữa lành vết thương và thúc đẩy tái sản xuất ra các Protein.
Chủ đề này có thể lạ lẫm với nhiều người, nhưng giòi đã trở thành một công cụ hữu ích, được ứng dụng vào việc điều trị những vết thương trong nhiều thế kỷ trước. Giòi cung cấp một phương pháp điều trị hiệu quả mà tốn ít chi phí. Chúng phá hủy các mô chết và để lại những mô khỏe mạnh bằng cách sản xuất các yếu tố chống vi khuẩn. Phương pháp này có thể được cho là cách điều trị rẻ tiền, nhưng về cơ bản thì đây không phải là cách chữa lành vết thương nhanh nhất.
MDT (Maggot Debridement Therapy) là một quá trình làm lành vết thương, trong đó ấu trùng ruồi xanh được cấy vào những vết thương khó lành hoặc đã bị rữa, chẳng hạn như viêm loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường, để làm giảm sự nhiễm trùng và chữa lành vết thương.
Phương pháp này đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận vào năm 2004 như một liệu pháp thông minh trong điều trị vết thương hở. Nhiều bệnh viện tại Singapore bắt đầu sử dụng phương pháp trị liệu bằng giòi đối với bệnh tiểu đường.
Liệu pháp này đẩy nhanh quá trình loại bỏ các mô và tế bào chết trong khi vẫn giúp làm giảm vi khuẩn trong các vết thương, giúp vết thương mau lành và tránh việc phải cắt cụt bộ phận cơ thể nếu nhiễm trùng nặng.
Theo CNA, những con giòi này được công ty địa phương Origin Scientia nuôi tại phòng thí nghiệm Science Park. Theo một nghiên cứu mà công ty tiến hành trên 14 bệnh nhân cho thấy 2/3 trong số này tránh được việc phải cắt cụt bộ phận cơ thể sau khi trải qua điều quá trình điều trị bằng giòi.
Điển hình là đầu năm 2013, bệnh nhân bị tiểu đường Subramaniam Manikam (56 tuổi) bị thương ở gót chân. Ông Subramaniam trải qua năm cuộc điều trị với giòi trong một tháng và vết thương của ông hiện đang hồi phục tốt. “Họ đưa giòi vào. Nó như ấu trùng muỗi. Sau hai ngày nó lớn hơn và khi họ mở vết thương thì nó rơi ra khỏi đó. Rất đau khi những con giòi bắt đầu ăn vào da thịt mình” - ông Subramaniam nhớ lại lần đầu tiên điều trị.
Giòi thực sự hữu ích trong việc chữa lành vết thương vì chúng sản xuất và tiết ra một lượng tiểu cầu chứa nhân tố sinh trưởng của con người (PDGF-BB). PDGF-BB là một protein được biết đến như nhân tố giúp làm đông máu, tránh tình trạng chảy máu liên tục, bằng việc khích thích sự tồn tại và tăng trưởng của các tế bào.
Cụ thể, loài giòi được tiến hành nghiên cứu là ấu trùng của ruồi xanh (Lucilia sericata), để giòi sản xuất PDGF –BB, các nhà nghiên cứu NCSU sử dụng hai kỹ thuật để kích thích. Thứ nhất, họ sử dụng kỹ thuật “kích hoạt nhiệt” , trong đó ấu trùng ruồi xanh được gây sốc ở nhiệt độ cao, gần 37 độ C. Theo cơ cấu nhất định của sâu non, nhân tố sinh trưởng của con người là loại có thể nhìn thấy, nhưng PDGF-BB tạo ra không đủ để phục vụ cho mục đích điều trị lâm sàng.
Thứ hai, kỹ thuật “giảm kháng sinh tetracycline” khi nuôi dưỡng giòi. Cụ thể, chúng được nuôi bằng thực phẩm không chứa chất kháng sinh tetracycline. Kết quả làm tăng đáng kể hàm lượng PDGF-BB trong cơ thể loài ấu trùng này.
Max Scott, một giáo sư côn trùng học tại Đại học bang North Carolina cho biết:" Đó là điều hữu ích để biết rằng một hệ thống cảm ứng nhiệt có thể khiến ấu trùng ruồi xanh tạo ra chất Protein, nhưng thực tế là giòi không tiết ra các nhân tố sinh trưởng của con người, điều đó làm kỹ thuật này không được áp dụng cho các ứng dụng lâm sàng như MDT".
Theo ông, nếu nghiên cứu này thành công, trong tương lai nhân loại sẽ có một phương pháp chữa trị vết thương với chi phí thấp và hiệu quả. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân có thể được tiếp cận với phương pháp này, nhất là những bệnh nhân bị tiểu đường sống ở các quốc gia nghèo, ít có điều kiện tiếp cận với những phương pháp điều trị tốn kém.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm giòi GM trên chuột, sau đó tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người,những kết quả thu được cho thấy khả năng làm lành vết thương và chống viêm nhiễm là rất tốt. Nó có thể được ứng dụng như một cách điều trị hiệu quả hơn so với các phương pháp điều trị thông thường, kể cả bỏng, loét.
Vết thương bị bỏ quên
Trong các tài liệu của chính phủ đã ghi nhận rằng, giòi đã được ứng dụng từ xa xưa để chữa lành các vết thương. Có nhiều báo cáo về việc người Maya và các thổ dân ở Úc đã sử dụng giòi để chữa lành vết thương. Thậm chí, cũng có những báo cáo về việc sử dụng liệu pháp MTD thời kỳ phục hưng.
Các bác sĩ quân y đã quan sát những người lính với vết thương đã xuất hiện giòi thì tỷ lệ tử vong thấp hơn so với những người lính mà vết thương chưa xuất hiện giòi. Trong chiến dịch Ai Cập của Pháp tại Syria, 1798-1801, Baron Dominique Larrey - bác sĩ đa khoa của Napoleon đã cho biết, có một số loại ấu trùng ruồi chỉ ăn các mô chết và giúp vết thương mau lành.
Tiến sĩ Joseph Jones - bác sĩ làm việc trong cuộc nội chiến Mỹ, trích dẫn: "Tôi đã thường xuyên nhìn thấy những vết thương bị bỏ quên ... đầy giòi ... theo như kinh nghiệm lâu năm của tôi, những con giòi chỉ ăn các mô chết, và không gây tổn hại đặc biệt nào lên các mô khỏe mạnh".
Việc sử dụng trị liệu đầu tiên bằng giòi được cho là của Tiến sĩ F. Zacharias, người đã báo cáo trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ rằng, "Những con giòi ... trong một ngày sẽ làm sạch vết thương tốt hơn nhiều so với bất kỳ chất nào ... tôi cam đoan rằng tôi đã cứu sống nhiều người chỉ bằng cách đặt ấu trùng ruồi xanh lên các vết thương và để chúng tự làm sạch nó ". Ông ghi nhận có tỷ lệ sống cao ở những bệnh nhân ông chữa trị bằng giòi.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):
Theo Pháp Luật Việt Nam