Ngày 11/10, tin từ khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết, bệnh nhân là chị Ma Hông (17 tuổi), ngụ tại xã Tà Năng, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Chị Ma Hông nhập viện vào ngày 8/10 vừa qua trong tình trạng đau nhức ở vú phải đã kéo dài nhiều tuần qua. Bên vú bị đau nhức căng đét, đỏ tấy, to gấp 3 lần vú còn lại.
|
Lấy 500mml mủ từ vú bệnh nhân Ma Hông |
Qua chuẩn đoán, các bác sĩ xác định chị Ma Hông bị áp xe vú nhưng vẫn chưa đến ngày “chín” để phẫu thuật hút mủ ra. Sau 4 ngày được điều trị tại bệnh viện, ngày 11/10, các bác sĩ đã mổ áp xe này. Điều kinh hãi là áp xe có tới 500mml mủ xanh, loại áp xe lớn rất hiếm gặp. Một bác sĩ trực tiếp mổ áp xe cho bệnh nhân Ma Hông kể lại, khi vừa chạm dao mổ vào thì áp xe bục vỡ, mủ chảy thành dòng phun ra như nước. 3 khay mủ đã được lấy ra từ ổ áp xe bên vú phải bệnh nhân.
Chị Ma Hông cho biết, sau khi sinh con được vài tuần thì bên vú phải bắt đầu đau nhức, căng đét và lớn lên rất nhanh. Do quá đau, ngoài sức chịu đựng nên ngày 8/10 chị mới quyết định tới bệnh viện khám bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe vú, trong đó hay gặp là tụ cầu và liên cầu hoặc phối hợp 2 loại vi khuẩn này gây bệnh. Các loại vi khuẩn như phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí cũng gây áp xe vú. Phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con mà bị ốm đau, ăn uống thiếu chất, thức đêm nhiều, lao động vất vả ít được nghỉ ngơi, ứ đọng sữa trong tuyến vú cũng là nguyên nhân gây ra các yếu tố dễ gây áp xe vú.
Khắc Lịch