Người lớn tuổi cần vitamin D

Google News

Thiếu vitamin D liên quan tới nhiều bệnh lý, không chỉ là bệnh loãng xương mà còn bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư...

- Thiếu vitamin D liên quan tới nhiều bệnh lý, không chỉ là bệnh loãng xương mà còn bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư, nhiễm khuẩn và thoái hóa thần kinh.
 
Nguồn vitamin D tự nhiên chủ yếu là tổng hợp ở da nhờ tác động của ánh nắng. Các nguồn cung cấp vitamin D qua thực phẩm không hiệu quả cao như tổng hợp ở da. Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá nhiều mỡ, trứng và sữa.
 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vitamin D trong máu gồm thời gian (lượng vitamin D thấp hơn trong mùa đông), khí hậu, độ cao so với mặt biển, ô nhiễm không khí, sắc tố da, sử dụng kem chống nắng, độ che phủ da bởi  quần áo, béo phì, hội chứng rối loạn hấp thu, sử dụng thuốc chống động kinh...

Hội Mãn kinh và Mãn dục châu Âu đã ra tuyên bố về vai trò của vitamin D sau mãn kinh và khuyến cáo liều lượng dùng hằng ngày là 600 IU/ngày, nhưng nên tăng lên 800 IU/ngày ở những người từ 71 tuổi trở lên.
 
Những phụ nữ sau mãn kinh có thể đạt được lượng vitamin D cần thiết qua tiếp xúc nắng sáng 15 phút, mỗi tuần 3 - 4 lần đều đặn. Khi cần dùng thuốc bổ sung, vitamin D2 (ergocalciferol) hay vitamin D3 (cholecalciferol) đều thích hợp. Tùy liều sử dụng và có bệnh thận hay các bệnh lý khác kèm theo mà cần thiết phải theo dõi lượng vitamin D trong máu.
 
BSCK I  Nguyễn Thị Từ Anh (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM)
[links()]