Thời gian này, với hàng loạt các kỳ nghỉ lễ dài ngày, cũng là lúc gia đình, bạn bè tụ tập cùng nhau ăn uống sau lâu ngày không gặp mặt. Đại đa số món ăn được nhiều người ưa chuộng khi tập trung đông người đó là món lẩu. Lẩu là món ăn dễ làm, không tốn kém về thời gian và kinh phí nên được nhiều người lựa chọn. Nhưng điều đáng nói ở đây là vấn đề vệ sinh
thực phẩm khi ăn lẩu mọi người cần hết sức cảnh giác.
Vấn đề này không chỉ có ở khâu chọ thực phẩm cho nồi lẩu như: Thịt (bò, gà, hải sản …) mà cách chọn phụ gia (gia vị) cho nồi lẩu cũng hết sức chú ý. Đặc biệt là các gói nước lẩu có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc xuất xứ từ Trung Quốc.
Đáng lo ngại hơn là tình trạng “lười” đang xảy ra khá phổ biến ở các gia đình trẻ và các nhóm bạn trẻ hiện nay. Vì thế, khi tổ chức ăn uống mọi người lại kéo nhau ra quán. Chính vì điều này mà nguy cơ ngộ độc hoặc mắc các bệnh do dùng thực phẩm bẩn hoặc phụ gia kém chất lượng ngày càng tăng cao.
Tại Hà Nội, những quán lẩu vỉa hè thường rất đông khách. Từ những con phố chuyên lẩu được nhiều người biết đến như: Trúc Bạch, Nguyễn Du, Phùng Hưng … đến những ngõ hẻm như: Trần Thái Tông, Tô Hiệu, cổng trường Đại học Thương Mại … những nồi lẩu khó bay nghi ngút, khách ngồi kín mít. Đặc biệt là những ngày nghỉ cuối tuần.
|
Những gói gia vị này được bán phổ biến ở một số chợ đầu mối và được nhiều quán lẩu sử dụng. Sử dụng loại này cho vào lẩu sẽ làm cho nước lẩu ngọt hơn, có mùi thơm |
Khi quan sát những quán lẩu này, tất cả đều có một điểm chung đó là dùng một chất tạo ngọt và một loại nước lẩu đựng trong túi nhỏ. Theo chủ quán một quán lẩu ở đường Trần Thái Tông thì túi nước lẩu đó có đầy đủ các loại gia vị cần thiết cho một nồi lẩu nên chủ quán đỡ phải mất công pha chế cũng như thực khách cũng đỡ phải chờ đợi lâu.
Tuy nhiên, “bí mật” lại chính là những gói gia vị không rõ nguồn gốc đó. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những loại gia vị, phụ gia này có thể chứa các hóa chất độc hại như: NO2, HCHO... Khi cho các loại hóa chất vào nồi lẩu thì nhanh nhừ, màu sắc hấp dẫn hơn, nước lẩu có mùi thơm phức, vị cay cay. Khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào máu, chiếm oxy và ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, khi cơ thể hấp thụ các hóa chất độc hại NO2 tuy không có phản ứng ngay nhưng tích tụ dần, gây hại cho các chức năng khác. Ở nhiều nước họ khuyến cáo không dùng chất NO2 trong rau, thịt và các thực phẩm khác. Trong trồng trọt, họ cũng tránh NO2 nhiễm vào cây vì sợ hàm lượng NO2 có trong rau quả lớn sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của
cơ thể người, nhất là trẻ em.
Làm sao để nhận biết nồi nước lẩu có hóa chất?
Khi ăn lẩu ở quán để nhận biết nồi nước lẩu có hóa chất thực khách chỉ cần tinh mắt là có thể phát hiện ra. Dưới đây là một vào cách đơn gian để nhận biết nhanh nhất.
Nhìn: Khi nước lẩu được mang lên, bạn có thể quan sát màu sắc nước dùng. Nếu nước lẩu màu đỏ hồng, chắc chắn có chất phụ gia, bởi nước lẩu được ninh theo phương pháp truyền thống dù cho bao nhiều ớt cũng không đỏ được như vậy.
|
Nếu nước lẩu được hầm bằng xương thì không có những màu sẫm như thế này? |
Ngửi: Nước dùng vừa mang lên đã toả hương thơm ngào ngạt, chắc chắn có vấn đề. Bởi nước lẩu truyền thống phải ninh lâu mới cảm nhận được vị thơm.
Nếm: Nước lẩu không có chất phụ gia khi nếm sẽ có vị thanh. Nếu cay, cũng là cảm giác cay mượt. Chỉ sa tế có chất hoá học mới mang lại vị cay kích thích đến tê người.
Nếu nhìn theo góc độ bảo vệ sức khoẻ, có lẽ tốt nhất chỉ nên ăn nước lẩu thanh đạm, không cho nhiều loại gia vị, hoặc dùng nước trắng để nhúng mồi. Đồng thời không nên uống rượu trước khi thử vì nó sẽ làm mất vị giác, lúc đo thử sẽ không có độ chuẩn xác.
Anh Đào