|
Ảnh minh họa. |
Trước khi tiến hành chích nhể, phải quan sát xem bệnh nhân liệt bên nào. Việc này không chỉ thấy lệch miệng mà phải bảo bệnh nhân nhắm mắt, mắt bên nào không nhắm được là liệt về bên đó. Khi tiến hành chích nhể, phải xác định các điểm ứ huyết, tụ huyết ở bên phía bị liệt. Điểm tụ huyết thường là một điểm, một chấm hay một nốt, có thể hai, ba hoặc một đám nhỏ, thường màu đỏ tím, giống như điểm muỗi đốt, màu chân nhang hoặc bầm đen màu gỉ sắt. Điểm ứ huyết là đoạn tắc nghẽn của một tĩnh mạch ngoại vi nhỏ, có màu tím đỏ, tím đen, tím xanh, hình con giun kim, một vòng tròn hoặc bán vòng tròn.
Khi chích nhể thường bắt đầu từ những điểm chỉ định dọc theo huyệt bách hội, ấn đường, qua nhân trung đến thừa tương (theo các huyệt của châm cứu), nhưng phải tìm đặc trưng tụ huyết, ứ huyết ở khu vực đó... Sau đó chích các huyệt: Điểm cao nhất của chân mày, khóe mắt ngoài, trước vú tai 1 khoát ngón tay, khóe miệng, điểm giữa bờ xương hàm dưới và điểm dưới dái tai bên liệt. Nếu ở những điểm này có đặc trưng như ứ huyết, tụ huyết, dù hơi lệch đi một ít cũng nên chích vào những điểm đặc trưng đó.
Sau khi chích các điểm chỉ định rồi, tiến hành chích một số điểm ứ huyết, tụ huyết bên liệt trong khu vực từ dưới mắt trở xuống. Chích bên liệt xong mới quan sát một số điểm ở bên không liệt để tìm những điểm ứ huyết, tụ huyết (ở các chỗ theo chỉ định phải chích ở bên liệt). Nếu có thì ưu tiên chích, nếu không có thì chích những điểm ứ huyết, tụ huyết ở phần dưới mắt trở xuống, chú ý các điểm ở vùng mặt, má.
Thời gian chích nhể điều trị liệt dây thần kinh VII vào khoảng 10 - 15 phút, nên tiến hành vào các buổi sáng sớm từ 6 - 7 giờ sáng thì các đặc trưng mới rõ. Một liệu trình từ 8 - 10 ngày, nhưng chích 5 ngày nghỉ 1 ngày mới chích tiếp 5 ngày sau.
Đại tá, BS Hoàng Văn Sỹ (nguyên Phó Giám đốc Viện Y học Cổ truyền Quân đội)
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
P/v (Ghi)