Tác hại không ngờ của việc bỏ bữa sáng

Google News

(Kiến Thức)- Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng, bỏ bữa sáng mỗi tuần chiếm 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.


Các nhà nghiên cứu của trường Đại học sức khỏe cộng đồng Harvard đã phân tích thói quen ăn uống và kết quả sức khỏe của 46.289 phụ nữ trong suốt sáu năm qua. Kết quả cho thấy, những người phụ nữ bỏ qua bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 20% so với người ăn bữa sáng đầy đủ. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn khoảng 54% đối với những phụ nữ phải làm toàn thời gian mà bỏ bữa sáng.

 Ăn sáng thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ béo phì và huyết áp cao

Một nghiên cứu khác với hơn 3.000 đàn ông và phụ nữ cho thấy, ăn sáng thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ béo phì và huyết áp cao. 

Một câu hỏi được đặt ra là “Tại sao bữa sáng lại quan trọng đối với sức khỏe của bạn?” Tiến sĩ đồng thời là nhà nghiên cứu Rania Mekary tại Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard cho hay, “Thực tế, khi bạn đi ngủ, mức insulin trong máu của bạn cân đối, không quá cao và không quá thấp. Khi bạn bỏ qua bữa sáng, mức insulin của bạn giảm xuống, vì vậy  sau khi bạn ăn trưa trong ngày sẽ có nhiều khả năng mức insulin tăng vọt, sau đó lại giảm xuống một lần nữa”

Theo thời gian, sự biến chuyển này lặp đi lặp lại có thể khiến cơ thể bạn tạo nên sự đề kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì thế, để có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, và tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn nên lên lịch trình bữa sáng đầy đủ hàng ngày cho bản thân. 

TIN LIÊN QUAN:
Nguyễn Hảo