Mời quý độc giả xem trailer chương trình:
Tuổi thơ bị đánh cắp
Trẻ em vốn là những sinh linh bé nhỏ và ngây thơ, cần được xã hội quan tâm, nâng niu, bao bọc. Thế nhưng đâu đó vẫn có những đứa bé đang hàng ngày hàng giờ bị biến thành công cụ kiếm tiền, những đứa trẻ ấy đã bị đánh cắp tuổi thơ hồn nhiên trong sáng của mình, còn người hảo tâm lại vô tình trở thành người tiếp tay cho những kẻ chăn dắt vô lương tâm.
|
Người già ăn xin - hình ảnh quen thuộc trên phố hiện nay. |
Ăn xin xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm của TPHCM, hoạt động một cách chuyên nghiệp và có tổ chức. Ít ai có thể ngờ rằng, những người già nghèo khổ, tàn tật hay các em nhỏ đầu tóc cháy nắng đang bị biến thành công cụ kiếm tiền. Những em nhỏ này phải sống bên lề đường, ăn uống sinh hoạt tại chỗ, chịu đựng nắng, mưa. Để thu hút được lòng thương cảm của người dân, một số người chăn dắt còn nghĩ ra cách băng bó cho các đứa bé nhìn giống như đang bị thương.
|
Một người mẹ mang theo cả hai người con đi ăn xin trên phố. |
Không chỉ trở thành công cụ kiếm tiền của những kẻ chăn dắt, một số phụ nữ đã mang chính con đẻ của mình để đi xin tiền hoặc bán vé số nhằm lợi dụng lòng thương của nhiều người, đặc biệt là các bậc cha mẹ dễ mủi lòng. Đó là thực trạng nhức nhối đang diễn ra tại nhiều chợ, trên đường phố khiến nhiều người dân bức xúc.
Đại bản doanh của những “cái bang”
Từ lâu, làng đại học Thủ Đức (TP HCM) đã được biết đến như một địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội với rất nhiều tệ nạn diễn ra hàng ngày. Bên cạnh đó, với hơn 30.000 sinh viên đang theo học, đây còn là một địa bàn béo bở của những nhóm ăn xin chuyện nghiệp, có bảo kê, chăn dắt, điều hành đường dây ăn xin.
|
Những đứa trẻ tuổi đời còn rất nhỏ có thể cầm đầu đường dây ăn xin chuyên nghiệp. |
Theo thông tin mà những người thực hiện chương trình ghi nhận được, trên địa bàn làng đại học tại Thủ Đức xuất hiện một nhóm “cái bang nhí” khoảng từ 5 đến 7 em ăn xin có độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi. Địa bàn xin ăn của những em nhỏ này thường là khu vực chợ đêm làng đại học Thủ Đức, nơi luôn có rất nhiều sinh viên ở các trường Đại học học tập và sinh hoạt.
Những “cái bang nhí” này thường hoạt động trong khung thời gian từ 17h00 đến 22h00 để xin tiền. Đây là khoảng thời gian mà các sinh viên tập trung đông nhất sau khi kết thúc các tiết học.
|
Lịch phát sóng của chương trình "Tuổi thơ bị đày đọa". |
Hàng ngày những đứa trẻ ăn xin này thường tụ họp lại thành một nhóm từ 2 đến 3 em đến các gian hàng quán nhậu, bán đồ ăn, nước uống để xin tiền. Sau khi xin được tiền, các “cái bang nhí” mang tiền đến giao cho một người phụ nữ traạc tuổi 35 đang ngồi đợi sẵn trên chiếc xe máy đậu gần đó. Sau khi xin xong, những đứa trẻ này lại tiếp tục di chuyển tới địa điểm mới để tiếp tục công việc của mình.
Kết thúc công việc của một ngày, chúng lại tụ tập ở một nơi và “cống” tiền cho những “cha – mẹ nuôi hờ”, những kẻ ngày ngày ăn tiền trên những tâm hồn còn non nớt mới bước vào đời.
Ăn xin là một trong những nghề cổ nhất nhân loại, nó chỉ dành cho những ai lâm vào bước đường cùng. Nhưng theo thời gian, cái nghề cổ này đã biến tướng, trở thành công cụ kiếm tiền của không ít kẻ vô lương tâm. Mời Quý vị và Các bạn đón xem chương trình "Tuổi thơ bị đọa đày" trên kênh An ninh Thế giới (ANTG) – Truyền hình An Viên:
- Phát sóng chính thức: 20h15 Chủ nhật (24/5/2015)
- Phát lại: 9h00 thứ Hai (25/5/2015) & 15h00 Thứ Ba (26/5/2015).
Vinh Sơn