Video: Loài động vật 30 năm không cần ăn vẫn sống khỏe

Google News

Được mô tả lần đầu tiên bởi mục sư Johann August Ephraim Goeze năm 1773, gấu nước (tardigrade) được mệnh danh là loài động vật khó chết nhất hành tinh.

Loài vật này được mệnh danh là bất tử, khó chết nhất hành tinh mặc dù kích thước trung bình của chúng chỉ bằng nửa milimet. Thứ nhất, chúng có thể sống sót trong vòng 30 năm không cần ăn uống. Ngay cả trong điều kiện môi trường vô cùng khắc nghiệt. Chúng có thể chịu được nhiệt độ môi trường lên tới 150 độ C hoặc -272 độ C trong vòng 8 tiếng.
Chúng có tên là gấu nước do sở hữu 4 cặp chân có móng vuốt nhỏ. Môi trường sống của gấu nước rất đa dạng. Dưới đáy đại dương, ở vùng núi Himalaya, trong suối nước nóng của Nhật Bản và thậm chí là Nam Cực.
Các nhà khoa học phải liên tục gia tăng giới hạn để kiểm tra sức đề kháng của chúng. Các thí nghiệm như môi trường thiếu oxy hay chịu áp lực gấp 6 lần đáy đại dương. Gắn vào vệ tinh để đẩy chúng ra ngoài vũ trụ… Kết quả là hầu hết gấu nước đều sống sót.
Gấu nước có thể tự khử nước và rơi vào trạng thái thực vật, nhờ đó tạm dừng tất cả các chức năng quan trọng. Theo các nhà khoa học, gấu nước sẽ tồn tại ít nhất 10 tỷ năm nữa sau khi loài người biến mất.
Nguồn: Nguoiduatin. 
Theo Công Hiếu (Nguoiduatin)