Video sợi mì tôm nguyên vẹn trong dạ dày sau 2 tiếng ăn

Google News

Sau 2 giờ đồng hồ, những sợi mì tôm gần như còn nguyên vẹn trong bộ máy tiêu hóa. Video được thực hiện bởi một bác sĩ người Mỹ.

Mời quý độc giả xem video:
Với mong muốn giúp mọi người hiểu hơn về tác hại của mì ăn liền đến cơ thể, bác sĩ Braden Kuo - thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã tiến hành một thí nghiệm về quá trình tiêu hóa phức tạp của mì ăn liền trong dạ dày.
Trong thí nghiệm này, một người sẽ ăn mì ăn liền và người còn lại ăn mì tươi - một loại mì được làm từ bột và trứng, không sử dụng chất phụ gia.
Theo như kết quả thu được, mì ăn liền sau khi được đưa vào dạ dày phải mất rất nhiều thời gian mới tiêu hóa được. Trải qua 2 giờ đồng hồ, dưới sự làm việc rất vất vả của dạ dày, nhưng sợi mì gần như vẫn còn nguyên sợi.
Trong khi đó, với một lượng mì tươi tương tự được đưa vào dạ dày, chỉ sau 2 tiếng là dạ dày hoàn thành công việc của mình là nghiền nát và tiêu hóa hết chúng.
Sở dĩ mì ăn liền "cứng đầu" như vậy, là do chúng được chứa chất bảo quản độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone).
Theo Livestrong.com, TBHQ là một chất bảo quản hay được sử dụng cho một số loại thực phẩm chế biến sẵn như phi lê gà rán, bánh bơ đậu phộng, bánh Kellog, bánh pizza đông lạnh...
TBHQ được phân loại như một chất chống oxy hóa tổng hợp, có thể kéo dài tuổi thọ của các thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho phép sử dụng một lượng rất nhỏ chỉ 0,02% TBHQ trong tổng các loại dầu. Tiêu thụ 5g TBHQ đã được coi là có thể gây chết người.
Vậy nhưng, khi chúng ta ăn mì ăn liền, và giữ chúng rất lâu trong dạ dày những hơn 2 giờ đồng hồ, cũng đồng thời là chúng ta đã giữ hóa chất TBHQ độc hại trong dạ dày chúng ta và để cho chúng có đủ thời gian ngấm vào cơ thể.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng thực phẩm nào để tránh việc gây hại cho sức khỏe.
Theo Người đưa tin