Sự việc được ghi lại tại một nhà dân ở tỉnh Saraburi, Thái Lan.
Hình ảnh ghi lại được cho thấy, một con rắn hổ mang khổng lồ đang trườn trước thềm nhà. Ngay sau đó, một bé gái mở cửa bước ra ngoài và suýt giẫm phải con bò sát có nọc độc. Khi đuôi của con rắn chạm vào chân, bé sợ hãi, lập tức bỏ chạy vào trong nhà.
Cha của bé gái và một thành viên khác trong gia đình đã đi ra khu vực giặt là để tìm kiếm con rắn hổ mang nhưng nó đã trốn thoát.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 7.000 người được điều trị rắn cắn mỗi năm ở Thái Lan. Suchai Suteparuk từ Khoa Độc học tại Đại học Chulalongkorn báo cáo rằng 30 người trong số đó đã chết, trong đó rắn hổ mang là kẻ giết người lớn nhất
Rắn hổ mang chúa thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Loài được đánh giá nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, dù chúng thường không chủ động tấn công con người. Khi vào cơ thể, nọc độc của rắn hổ mang chúa sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh.
Sau khi xác định bị rắn độc cắn, người bị nạn cần nằm im, dùng cố định chân tay, vùng bị cắn... để hạn chế việc xâm nhập của nọc độc vào cơ thể, hoặc làm cho việc thâm nhập chậm đi và ít hơn. Ngoài ra, bệnh nhân bị rắn cắn cần tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và không bôi các loại hóa chất, thuốc, lá cây lên vết cắn.
Nọc độc rắn hổ mang chúa đặc biệt nguy hiểm, có tỷ lệ thiệt mạng cao. Bởi vậy, các bác sĩ khuyến cáo, khi bị rắn cắn, người dân phải nhanh chóng tới bệnh viện để được điều trị, cấp cứu kịp thời.
Theo Hải Vân/Người Đưa Tin