Chiến tranh Thế giới thứ 1 luôn được xem là một trong những nguồn cảm hứng tạo nên những ý tưởng mới trong kỹ thuật quân sự, trong đó cả bao gồm cả việc phát minh ra những mẫu xe tăng đầu tiên. Tuy nhiên, ít người biết rằng, việc chế tạo một mẫu xe bọc thép có khả năng chiến đấu trên chiến trường đã xuất hiện ở Nga từ rất lâu trước khi cả Chiến tranh Thế giới thứ 1 bắt đầu.
Các mẫu xe tăng đầu tiên của Nga có thiết kết giống hầu hết xe tăng chiến đấu hiện đại, kể cả việc được trang bị hệ thống bánh xích. Đi tiên phong trong việc thiết kế trên có thể kể tới Fyodor Blinov - một nông dân người Nga đến từ khu vực Samara, với việc đã phát minh ra toa xe di động có cơ cấu hoạt động gần giống với hệ thống bánh xích được sử dụng trên các mẫu xe tăng sau này.
|
Mô hình phương tiện vận chuyển hàng hóa sử dụng hệ thống bánh xích của Fyodor Blinov.
|
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 1 nổ ra, đã tạo thêm tiền đề cho việc thúc đẩy phát triển một loại xe bọc thép có khả năng chiến đấu trên chiến trường, cũng như có thể dễ dàng vượt qua hàng rào dây thép gai của đối phương. Vào năm 1914, nhà phát minh người Nga là Alexander Porokhovschikov, đã cho ra mắt một mẫu xe tăng chiến đấu đầu tiên của Nga.
Xe tăng một người lái Vezdekhod
Xe tăng Vezdekhod được trang bị một lớp giáp bảo vệ bằng thép dày 8mm với 3 lớp bảo vệ gồm: một lớp bằng giáp bằng thép dày 2mm ở bên ngoài, sau đó là một lớp vật liệu bảo vệ có nguồn gốc từ tảo và cuối cùng là một lớp thép bên trong. Bên cạnh đó nó còn được thiết kế một hệ thống bánh xích có khả vượt địa hình và vượt qua được các vùng nước cạn.
Vezdekhod được trang bị động cơ 10 mã lực, với tốc độ di chuyển tối đa lên tới 42km/h là một kỷ lục đối với bất kỳ chiếc xe tăng nào vào thời đó. Tuy nguyên mẫu ban đầu của Vezdekhod không được trang bị giáp cũng như vũ khí, nhưng các kỹ sư người Nga vẫn thêm vào trọng lượng để quá trình thử nghiệm Vezdekhod giống với thực tế.
|
Mẫu xe tăng Vezdekhod với thiết một chỗ ngồi. |
Mẫu xe tăng đầu tiên nặng 3,5 tấn này của Nga được đưa vào thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1915, nhưng ngay khi đưa vào thử nghiệm Vezdekhod đã gặp phải hàng loạt vấn đề nghiêm trọng và bên cạnh đó nữa là nó không thể di chuyển trên tuyết. Lần thử nghiệm cuối cùng của Vezdekhod được thực hiện vào năm 1916, trước khi bị bãi bỏ do thiếu khả thi và kinh phí phát triển nó cũng đã cạn kiệt.
Trong khi đó, một kỹ sư quân sự khác của Nga là Nikolai Lebedenko cũng đang thiết kế một mẫu xe tăng có tính đột phá hơn sơ với Vezdekhod. Và mẫu tăng này còn được biết tới với cái tên xe tăng Sa hoàng. Lebedenko tin rằng những chiếc tăng Sa hoàng có thể chọc thủng phòng tuyến của quân Đức chỉ trong một đêm và sẽ mang lại chiến thắng cho nước Nga.
Xe tăng Sa hoàng
Xe tăng Sa hoàng có kích thước khá lớn và sở hữu một thiết kế đặc biệt với 2 bánh xe khổng lồ được bố trí phía trước và một bánh xe đẩy phía sau. Nhìn chung tăng Sa hoàng giống một phương tiện được trang bị pháo cỡ lớn hơn là một chiếc xe tăng. Để có thể di chuyển được xe tăng Sa hoàng được trang bị 2 động Maybach có công suất 240 mã lực cho mỗi chiếc.
|
Xe tăng Sa hoàng thể hiện nỗ lực của Nga trong việc phát triển một mẫu xe tăng có khả năng vượt qua phòng tuyến của Quân Đức
|
Nguyên mẫu đầu tiên của loại xe tăng này được hoàn thành vào năm 1917, tuy nhiên với kích thước quá lớn của mình nó đã mắc kẹt vào một mương dẫn nước ngay trong lần thử nghiệm.
Sau thất bại của tăng Sa hoàng, nỗ lực phát triển một mẫu xe tăng nội địa của Quân đội Nga hoàng vẫn dậm chân tại chỗ, nhưng nó lại là bước ngoặc cho những kỹ sư quân sự tương lai của Liên Xô như Zhukovsky, Stechkin và Mikulin.
Sao chép xe tăng Pháp
Đến năm 1915, nhà máy Rybinsk của Nga đã sao chép một mẫu xe tăng của Pháp, với tổ chiến đấu gồm 4 người và có trọng lượng 20 tấn, được trang bị động cơ 200 mã lực để có theo mang theo hệ thống giáp bọc thép dày từ 10-20mm tùy vào vị trí. Hệ thống vũ khí chính gồm một
pháo chính 107mm được bố trí phía trước xe và một tháp pháo được trang bị súng máy hạng nặng.
Mặc dù đây là mẫu xe tăng có thiết kế thực tế nhất từng được Nga chế tạo trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ 1, nhưng nó lại không gây mấy ấn tượng với giới tướng lĩnh quân sự Nga lúc đó và không được cấp kinh phí để tiếp tục phát triển.
Xe tăng Mendeleev
Một ứng cử viên sáng giá khác được thiết kế bởi con trai nhà phát minh nổi tiếng người Nga Dmitry Mendeleev, được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8/1916. Mẫu xe tăng trên được Mendeleev phát triển từ năm 1911, nó trang bị hệ thống giáp bảo vệ có khả năng chống lại các đạn có khả năng xuyên qua lớp giáp bọc thép và một số cải tiến về mặt kỹ thuật khác so với các mẫu xe tăng cùng thời.
|
Mô hình bên trong của mẫu xe tăng do Mendeleev thiết kế.
|
Một số ưu điển của xe tăng Mendeleev được chế tạo như, trang bị hệ thống giảm xóc cho phần khung xe, có hỏa lực mạnh mẽ với pháo 120mm. Ngoài ra phần khung xe có thể được hạ xuống khi bắn nhằm bảo vệ hệ thống bánh xích trước hỏa lực đối phương.
Bên cạnh khả năng di chuyển vượt địa hình thông thường, mẫu tăng của Mendeleev còn có thể di chuyển trên cả hệ thống đường sắt giúp thời gian triển khai của nó ra chiến trường nhanh hơn. Nhưng điểm yếu của chiếc xe tăng này là có trọng lượng quá nặng lên tới 170 tấn và chi phí để sản xuất một chiếc xe tăng như vậy cũng rất lớn. Chính vì thế dù được đánh giá có khả năng nhưng thiết kế của Mendeleev lại không được chấp nhận.
Cuối cùng, dù với hàng loạt thiết kế từ đơn giản tới phức tạp cũng như sự nỗ lực của các kỹ sư Nga nhưng những chiếc xe tăng của Quân đội Nga hoàng vẫn không thể tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Dẫu vậy, rất nhiều ý tưởng trong đó đã giúp hoàn thiện những mẫu xe tăng huyền thoại của Liên Xô sau này.
Trà Khánh