So tài các tàu ngầm tấn công mạnh nhất thế giới (2)

Google News

(Kiến Thức) - Trong 10 tàu ngầm tấn công mạnh nhất thế giới, thì chỉ duy nhất một chiếc tàu ngầm phi hạt nhân lọp top - lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JMSDF).

Los Angeles (Mỹ)
Hải quân Mỹ đang có trong biên chế 40 tàu ngầm lớp Los Angeles bên cạnh các mẫu tàu ngầm mới hơn là Seawolf và Virginia. Những tàu ngầm loại này đã chứng tỏ khả năng tác chiến chống ngầm hữu hiệu, chiếc đầu tiên thuộc lớp Los Angeles nâng cấp được biên chế.
Tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles nâng cấp có độ “im lặng” đáng kể, cường độ tiếng ồn của chúng nhỏ gấp 7 lần so với tàu ngầm Los Angeles nguyên bản.
Los Angeles
Vũ khí của Los Angeles cơ bản cũng giống với các tàu ngầm khác của Mỹ, đó là ngư lôi Mk48, tên lửa Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk cả hai phiên bản là đánh đất và chống tàu chiến. Tên lửa Tomahak có thể phóng từ 12 ống phóng thẳng đứng trên tàu hoặc thông qua 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.
Những tàu ngầm Los Angeles cải tiến này có thể hoạt động dưới lớp băng nơi mục tiêu đắt giá của chúng là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga thường ẩn mình.
Akula (Nga)
Cuối những năm 1980 Liên Xô bắt đầu đóng các tàu ngầm thuộc lớp Akula mới, đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt trong thiết kế tàu ngầm Liên Xô khi nó êm hơn nhiều các mẫu tàu ngầm trước. Không chỉ vậy, nó cũng vượt trội các tàu ngầm của phương Tây về độ im lặng, trong đó việc sử dụng các công nghệ thương mại của phương Tây để giảm thiểu tiếng ồn cũng góp phần khiến cho Akula trở nên vượt trội so với tàu ngầm NATO.
Điều này càng được minh chứng rõ ràng hơn khi Akula thậm chí còn im lặng hơn tàu ngầm tấn công hiện đại nhất của Mỹ lúc bấy giờ là lớp Los Angeles cải tiến. Các hệ thống cảm biến cũng tân tiến hơn so với các tàu ngầm trước đó của Liên Xô.
Akula (Nga)
Vũ khí của Akula nằm ở 12 quả tên lửa hành trình SS-N-21 Sampson, tầm bắn 3.000km với đầu đạn hạt nhân 200kt được bắn qua 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Bên cạnh đó là tên lửa chống tàu mặt nước/tàu ngầm SS-N-15 Starfish tầm bắn 45km cũng được bắn qua ống phóng ngư lôi 533mm, và loại SS-N-16 Stallion đạt tầm bắn 100km được bắn qua 4 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm. Cả hai đều trang bị đầu đạn hạt nhân 200kt hay ngư lôi Type 40.
Khả năng phòng không của tàu ngầm lớp Akula nằm ở 18 quả tên lửa tầm cực ngắn SS-N-5/8 Strela.
Hiện tại tàu ngầm lớp Akula chiếm một nửa lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công của hải quân Nga.
Soryu (Nhật)
Tàu ngầm lớp Soryu đầu tiên được biên chế cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) vào năm 2009, không giống với những tàu ngầm nguyên tử “to lớn” bên trên, Soryu là loại tàu ngầm dùng động cơ diesel-điện, chúng được tích hợp hệ thống đẩy không phụ thuộc không khí (AIP) vốn đang là tiêu chuẩn mới của các tàu ngầm phi nguyên tử hiện đại.
Tàu ngầm Soryu của Nhật.
Một đặc điểm ưu việt của hệ thống AIP là cho phép tàu ngầm lặn dưới nước lâu mà không phải nổi lên mặt nước để sạc pin, giúp tăng tính bí mật và khả năng thi hành nhiệm vụ của tàu ngầm. Tuy vậy thì những tàu ngầm dạng này vẫn thua tàu ngầm hạt nhân về tầm hoạt động và sự bền bỉ trong các nhiệm vụ trên biển.
Tàu ngầm Soryu có hệ thống thủy động lực học tiên tiến và được phủ lớp vỏ ngoài ít phản hồi tín hiệu sonar. Nội thất cũng được thiêt kế để hạn chế âm thanh lọt ra ngoài từ các thiết bị vốn “ồn ào”.
Vũ khí của Sorya cũng không có hệ thống phóng thẳng đứng mà chỉ có thể bắn ngư lôi Type 89 và tên lửa Harpoon qua 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.
Ohio (Mỹ)
Tàu ngầm lớp Ohio lúc đầu được thiết kế để chuyên mang tên lửa đạn đạo vượt đại châu (SSBN), tuy vậy từ năm 2002 đến 2008 Hải quân Mỹ đã hoán cải 4 chiếc cũ nhất mang tên Ohio, Michigan, Florida and Georgia sang mang tên lửa hành trình (SSGN).
Tàu ngầm lớp Ohio
Như vậy, với mỗi quả tên lửa Trident sẽ được thay thế bởi 7 quả tên lửa hành trình Tomahwak thì một tàu ngầm lớp Ohio mang được tổng cộng 154 tên lửa Tomahawk với 22 ống phóng thẳng đứng. Đấy là một con số thực sự khổng lồ khi so sánh với số lượng 1 biên đội tàu chiến mới có thể mang chừng đó tên lửa.
Ngoài ra Ohio còn có 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm dành cho ngư lôi Mk 48, chúng cũng có khoang riêng dành cho người nhái SEAL phối hợp tác chiến.
Oscar II (Nga)
Project 949A Antey, NATO định danh là lớp Oscar II là loại tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình của Liên Xô/Nga. Về lượng giãn nước và kích cỡ, Oscar II lớn thứ 3 thế giới chỉ sau tàu ngầm lớp Typhoon của Nga và Ohio của Mỹ, còn trong phân hạng tàu ngầm tấn công thì nó đứng ở vị trí số 1 (!). Hiện tại tàu ngầm lớp Oscar II vẫn là một trong những loại tàu ngầm tốt nhất của Nga.
Trong số 19 chiếc dự định đóng, chỉ có 11 chiếc xuất xưởng và 4 chiếc đang hoạt động trong Hải quân Nga.
Oscar II.
Theo các tiêu chuẩn hiện đại, Oscar II không được tàng hình cho lắm nhưng hỏa lực của nó mang theo thì thực sự là một nắm đấm dưới lòng biển ghê gớm, vì Liên Xô vốn thiết kế những cỗ máy khổng lồ chuyên phóng tên lửa này để tấn công các biên đội tàu sân bay của Mỹ và các công trình ven biển.
Hỏa lực đáng sợ nhất của Oscar II là 24 tên lửa hành trình siêu âm mang đầu đạn hạt nhân P-700 Granit (NATO định danh là SS-N-19) đạt tầm bắn 550km. Bên cạnh đó là hai ống phóng ngư lôi 650mm và bốn ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn ngư lôi, tên lửa chống tàu SS-N-16 Stallion mang theo ngư lôi đầu đạn hạt nhân hoặc bom hạt nhân nổ chìm để tiêu diệt tàu nổi lẫn tàu ngầm địch.
Quang Minh