Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ
VOA cho hay, việc lộ diện
tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động DF-41 của quân đội Trung Quốc, cộng với việc thử nghiệm tên lửa DF-31A và DF-5, khiến sự phát triển vũ khí hạt nhân và khả năng hạt nhân của Trung Quốc một lần nữa thu hút sự chú ý của thế giới.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, dù tên lửa DF-41 đánh dấu việc hiện đại hóa hệ thống tên lửa và nâng cao khả năng răn đe
hạt nhân tổng thể của Trung Quốc, nhưng không đủ để thay đổi sự cân bằng hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cựu quan chức tình báo Mỹ, thành viên của Ủy ban giám sát an ninh và kinh tế Trung - Mỹ thuộc Quốc hội Larry Wortzel cho rằng, do có thể mang được nhiều đầu đạn hạt nhân, tên lửa DF-41 sẽ nâng cao khả năng của Trung Quốc trong việc thâm nhập vào hệ thống phòng thủ tên lửa có hạn của Mỹ và Trung Quốc còn có thể sử dụng phương thức cơ động để nâng cao khả năng thâm nhập của đầu đạn.
|
Lực lượng tên lửa hạt nhân của Trung Quốc.
|
Ông này nói, do tên lửa DF-41 là tên lửa cơ động, có thể phóng trên nền tảng đường cao tốc và đường sắt, đồng thời sử dụng nhiên liệu rắn, vì vậy rất khó để vệ tinh phát hiện điểm phóng. Ngoài ra, DF-41 khi phóng có tốc độ nhanh hơn nhiều so với tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng.
Theo ông Larry Wortzel, mặc dù Mỹ có số lượng vũ khí hạt nhân lớn hơn Trung Quốc, nhưng thực tế tên lửa DF-41 có thể nâng cao mối răn đe hạt nhân đối với Mỹ, vì không có một quốc gia nào muốn nhìn thấy vũ khí hạt nhân rơi vào lãnh thổ của mình. Vì vậy khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ được nâng cao thực sự tăng cường khả năng răn đe.
Trái ngược với nhận định của ông Larry Wortzel, chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Clermont Mỹ Lin Changsheng cho biết, tuy Trung Quốc có
bom nguyên tử, bom hyddro và tên lửa đạn đạo, nhưng không thực sự tạo thành mối răn đe hạt nhân đối với Mỹ.
Theo ông này, mấy loại tên lửa mà Trung Quốc hiện có thực sự có thể bắn đến Mỹ cũng chỉ có tên lửa DF-31A và DF-5, nhưng DF-31A chỉ có thể bắn đến phía Tây của Mỹ. Tên lửa DF-5 có thể tiếp cận toàn bộ lãnh thổ Mỹ, nhưng sức chịu đựng chiến lược của nó rất kém.
Ông này giải thích rằng, DF-5 được cất giữ trong ống phóng cố định, sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, trước khi phóng thì thời gian cần để tiếp nhiên liệu rất nhiều. Cùng với việc Trung Quốc bày tỏ việc tuân thủ các cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên. Như vậy, sau khi bị tấn công, tên lửa DF-5 còn có bao nhiêu sức chiến đấu rất khó nói.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra, hiện nay vẫn chưa có thông tin chứng minh Trung Quốc đã nghiên cứu ra tên lửa DF-41 và trang bị cho quân đội nước này.
Trợ lý Học Viện thương mại quốc tế và ngoại giao Patterson thuộc Đại học Kentucky Mỹ - giáo sư Robert Farley cho biết, việc phát triển DF-41 cho thấy Trung Quốc đang từ bỏ “răn đe tối thiểu” để chuyển sang khả năng tấn công lần 2 mạnh hơn và khả năng chịu đựng mạnh hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra, mặc dù việc phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã có tiết triển rất lớn, nhưng nước này muốn phá vỡ sự cân bằng hạt nhân của Mỹ vẫn còn là một chặng đường dài.
Theo ông Lin Changsheng, đe dọa hạt nhân chiến lược hiện nay của Mỹ gồm trên đất liền là tên lửa trong ống phóng dưới lòng đất; trên không là
máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52 được trang bị tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân. Lực lượng quan trọng nhất trong tấn công hạt nhân chiến lược của Mỹ là trên biển, tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ trang bị tên lửa Trident.
|
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ.
|
Ông cho biết thêm, về khía cạnh tàu ngầm hạt nhân trên biển, Trung Quốc còn có rất nhiều vẫn đề cần phải khắc phục. Tầm bắn của tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 của Trung Quốc chỉ 8.000km, mà Trung Quốc muốn thông qua tàu ngầm hạt nhân tấn công Mỹ cần phải triển khai
tàu ngầm hạt nhận đến Hawaii thì mới có thể thực hiện được nhiệm vụ này.
Giáo sư Robert Farley nhận định, với ưu thế dưới nước của Mỹ, tên lửa phóng ngầm của Trung Quốc muốn tạo thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ vẫn cần thời gian dài. Mà máy bay ném bom của Trung Quốc hiện này muốn thoát khỏi sự theo dõi của Mỹ cũng khó xảy ra.
Bằng Hữu