Tên lửa phòng không DK-10A Trung Quốc “nhỏ mà có võ”

Google News

(Kiến Thức) - Có kích thước nhỏ hơn nhiều so với tên lửa đối không 9M317 của Nga nhưng DK-10A của Trung Quốc vẫn đạt tầm bắn tương đương.

Tạp chí Ordnance Knowledge gần đây đăng tải hình ảnh thử nghiệm tên lửa phòng không tầm trung DK-10A Trung Quốc. Điều này cho thấy chương trình chế tạo tên lửa phòng không nhỏ gọn thế hệ mới DK-10A đã bước vào giai đoạn thử nghiệm.
Các phương diện của DK-10A cũng giống với tên lửa SLAMRAAM-ER của Mỹ đều là tên lửa phòng không được phát triển trên cơ sở tên lửa không đối không trang bị radar dẫn đường chủ động tầm trung, đều sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn để nâng cao tầm phóng.
Mô hình tên lửa đất đối không DK-10A lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm Chu Hải năm 2012 và công khai những số liệu liên quan. DK-10A được phát triển dựa trên tên lửa không đối không tầm trung – xa SD-10A.
Theo đó, DK-10A giữ lại một số bộ phận trên SD-10A gồm khối điều khiển, khối chiến đấu. Sự khác biệt chủ yếu là DK-10A dùng động cơ đẩy nhiên liệu rắn thế hệ mới giúp tầm phóng tăng lên.
Các chuyên gia dự đoán, đạn tên lửa DK-10A có chiều dài 5,07m, đường kính thân (nửa phía trước) là 0,203m, đường kính nửa phía sau tăng lên 0,26m, tầm phóng tối đa 50km.
Mô hình đạn tên lửa phòng không tầm trung DK-10A (quả dài hơn, bên phải ảnh) tại triển lãm Chu Hải.
Tại thời điểm đó, nhà sản xuất không công khai trọng lượng của tên lửa DK-10A, chỉ có thể căn cứ vào việc tiến hành phỏng đoán tổng thể loại tên lửa tương tự, tên lửa không đối không R-27 (Nga). Chiều dài đạn tên lửa R-27ER là 4,7 m, đường kính thân 0,26 m, trọng lượng phóng lớn nhất khoảng 340kg. Vì vậy có thể suy đoán được trọng lượng lớn nhất của tên lửa DK-10A khoảng 350kg.
Trong thông số kỹ thuật của tên lửa DK-10A, nổi bất nhất là nó có thể đạt tầm bắn 50 km, chỉ số này đã tương đương với tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM của Mỹ.
Trong khi tên lửa phòng không tầm trung 9M317 Shtil (Nga sản xuất) trang bị cho Quân đội Trung Quốc hiện nay có chiều dài 5,5 m, đường kính thân 0,4 m, trọng lượng phóng hơn 700 kg, tầm phóng tối đa mới chỉ đạt 50km. Điều này phản ánh những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ động cơ đẩy nhiên liệu rắn, hệ thống điều khiển.
Tuy nhiên, DK-10A so với ESSM vẫn có điểm yếu, theo đó chiều dài của đạn ESSM chỉ có 3,7m nhưng đạt tầm bắn 50km. Điều này cũng phản ánh trình độ tiên tiến nhất hiện nay của Trung Quốc trong lĩnh vực động cơ tên lửa nhiên liệu rắn vẫn còn thua kém với cường quốc Mỹ.
Bằng Hữu