Một mẫu máy bay cánh bằng có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng hay có thể cất hạ cánh ở những khu vực đường băng ngắn, có thể vận chuyển hàng hóa nhân lực một cách nhanh chóng với phạm vi hoạt động không giới hạn, luôn là mục tiêu phát triển của các kỹ sư hàng không trong lĩnh vực quân sự lẫn dân sự của bất kỳ quốc gia nào.
Liên Xô cũng không phải là một ngoại lệ, tuy sở hữu một số lượng đa dạng các mẫu máy bay vận tải và tấn công, nhưng các kỹ sư quân sự Liên Xô cũng muốn sở hữu một chiếc máy bay có khả năng hoạt động như trên.
Việc có một mẫu máy bay như trên luôn là giấc mơ của giới tướng lĩnh Nga, với một lãnh thổ rộng lớn, dân cư thưa thớt, hay các vùng lãnh thổ phía bắc xa xôi và những nơi thiếu điều kiện có thể phát triển mạng lưới các sân bay hoặc không thể xây dựng, thì dự án chế tạo một chiếc máy bay như vậy là cần thiết.
|
Thủy quân lục chiến Mỹ nhảy dù ra khỏi một chiếc V-22 .
|
Tuy đã có định nghĩa và hình dung về mẫu máy bay lai giữa máy bay cánh bằng với trực thăng nhưng các kỹ sư Nga vẫn chưa thể thành công trong phát triển thiết kế như vậy. Trong khi đó người Mỹ đã có riêng cho mình mẫu máy bay đáp ứng được điều đó - V-22 Osprey, được chế tạo bởi sự hợp tác giữa hai tập đoàn hàng không Boeing và Bell.
V-22 là mẫu máy bay vận tải đa năng được Không quân Mỹ ưa thích sử dụng trên chiến trường Afghanistan cũng như nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ giới chính trị gia của Mỹ. Cái giá của nó không hề rẻ chút nào với chi phí hơn 35 tỷ USD cho nghiên cứu và mua sắm 408 chiếc khi mới bắt đầu dự án nhưng hiện nay chi phí trên đã đội lên gấp đôi. Với giá thành của mỗi chiếc V-22 hiện nay là 120 triệu USD và mới chỉ có 160 chiếc được sản xuất.
Bên cạnh đó Osprey cũng có thành tích bất hảo riêng của mình với hàng loạt sự cố nghiêm trọng liên quan đến vấn đề kỹ thuật khiến hơn 30 người thiệt mạng mặc dù đã trải qua hơn 25 năm phát triển. Lẫn Boeing và Bell cũng đang đau đầu để tìm cách khắc phục các sự cố trên mà không ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật của V-22 hiện tại.
Có thể V-22 là mẫu máy bay lai thành công nhất hiện nay nhưng nó không phải mẫu máy bay đầu tiên. Phiên bản đầu tiên của dòng máy bay trên xuất hiện vào năm 1936 được chế tạo bởi một kỹ sư Liên Xô có tên là Fyodor Kurochkin. Fyodor có cấu tạo và nguyên lý hoạt động gần như tương tự nguyên mẫu V-22 hay phiên bản dân sự của nó là AW609.
|
AW609 được xem như là một phiên bản dân sự thu nhỏ của V-22.
|
Tiếp theo, sau đó đến năm 1946, một kỹ sư khác của Liên Xô - Alexander Shcherbakov cũng cho ra mắt một thiết kế đầy triển vọng với mẫu máy bay chiến đấu siêu tốc VSI của mình. VSI có thiết kế với một cánh bằng cố định được trang bị 2 động cơ cánh quạt có thể xoay dọc 120 độ cùng với một cánh nâng ở phần đuôi máy bay.
Thiết kế của VSI vào thời điểm bấy giờ gây khá nhiều ấn tượng cho tướng lĩnh Liên Xô, đó là còn chưa kể tới khả năng chuyên chở 5 tấn tấn hàng hóa với tốc độ 1.500km/h trong phạm vi 1.000km. Đây có thể xem như mẫu thiết kế hàng không nổi bật của Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, các nguyên mẫu của VSI được chế tạo vào năm 1948 nhưng sau khi trải qua hàng loạt thất bại trong quá trình thử nghiệm. Cuối cùng dự án VSI đã bị hoãn lại do thiết kế quá phức tạp.
Ka-22: mẫu máy bay có tốc độ nhanh nhất
Những năm 1950, cuộc đua giữa các cường quốc trong việc chế tạo máy trực thăng rõ nét hơn bao giờ hết, với hàng loạt thiết kế mới được chế tạo và đưa vào sử dụng. Công nghệ cánh quạt cố định của trực thăng sau thời gian phát triển đã có những bước tiến đáng kể. Mẫu trực thăng Rotodyne của Anh do công ty Fairey chế tạo lập kỷ lục thế giới lúc bấy giờ về tốc độ bay của mình - 307km/h vượt xa so với tốc độ 80km/h của mẫu trực thăng đầu tiên được chế tạo.
Nhưng một lần nữa lịch sử lại nhắc đến Liên Xô, cường quốc trong ngành công nghiệp hàng không với mẫu trực thăng Ka-22 được chế tạo để có thể vận chuyển các tên lửa đạn đạo chiến thuật với tốc độ đáng kinh ngạc hơn 356km/h.
|
Mẫu thử nghiệm của chiếc Ka-22 do Liên Xô chế tạo.
|
Ka-22 được thiết kế với thân khá lớn dành cho vận tải trên không, nó được trang bị 2 động cơ với 4 cánh quạt: 2 cánh quạt nâng theo chiều dọc và 2 cánh quạt đẩy theo chiều ngang như máy bay cánh bằng.
Với thiết kế phức tạp trên, việc vận hành Ka-22 gặp rất nhiều khó khăn, nhất là quá trình sử dụng các cánh quạt đều thực hiện bằng tay bởi phi công. Chính vì lý do trên mà 3 trong 4 tổ bay thử nghiệm của Ka-22 đều gặp tại nạn.
Dự án Ka-22 sau một thời gian phát triển đã bị Không quân Liên Xô hủy bỏ và thay vào đó nhiệm vụ vận chuyển các tên lửa chiến thuật được chuyển giao mẫu trực thăng truyền thống Mi-6. Mặc dù không thành công trong mặt thiết kế nhưng Ka-22 vẫn mang lại một số dấu ấn riêng của mình, với khả năng vận chuyển 16 tấn hàng hóa lên độ cao 2.000m - điều mà các máy bay trực thăng bấy giờ chưa thể làm được.
V-22 Osprey của Nga
Tham vọng tìm kiếm máy bay lai sau thất bại Ka-22 vẫn tiếp diễn tới tận những năm 1970 với mục tiêu phát triển thiết kế mới thay thế cho Mi-8.
|
Mô hình thiết kế trên giấy của chiếc Mi-30.
|
Trong số các mẫu được Quân đội Liên xô phát triển có thể kể tới Mi-30, là một trong những thiết kế sang giá vì vậy Mi-30 dành được khá nhiều sự quan tâm của Không quân Liên Xô. Từ khi được thiết kế đến chế tạo, thông số kỹ thuật của mẫu máy bay này bị thay đổi liên tục. Với tải trọng ban đầu là 2 tấn cùng với 19 binh sĩ nhưng sau đó lại được tăng lên 3,5 tấn cùng với 32 binh sĩ. Mi-30 được thiết kế để có thể bay với tốc độ 600km/h và hoạt động trong phạm vi 800km.
Tất cả công việc chuẩn bị cho việc sản xuất và chế tạo của Mi-30 đã được hoàn thành vào đầu năm 1980 và được đưa vào một trong những dự án vũ khí cấp nhà nước của Liên Xô giai đoạn 1986-1995. Tuy nhiên với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1990, Mi-30 đã không thể tiến xa hơn tới giai đoạn chế tạo thử.
Trà Khánh