Vệ tinh “vạch mặt” nơi đào tạo phi công TSB Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Hệ thống trinh sát vũ trụ quốc tế đã tìm ra nơi Trung Quốc dùng để đào tạo, huấn luyện phi công tiêm kích trên tàu sân bay.

Theo Tạp chí Jane’s Defence Weekly, hình ảnh vệ tinh chụp lãnh thổ Trung Quốc mới đây đã công bố xác định được căn cứ Không quân Trung Quốc được cho là nơi đào tạo phi công tiêm kích tàu sân bay của nước này.
Căn cứ này nằm ở thôn Hoang Địa, bờ biển Tây Bắc vịnh Bột Hải, cách căn cứ không quân Hưng Thành 8km, thuộc Đại Quân khu Thẩm Dương.
Theo một số nguồn tin, trung tâm huấn luyện phi công tiêm kích hạm tại căn cứ này được khởi công xây dựng từ năm 2008, đến năm 2012 thì hoàn thành. Tháng 1/2012, căn cứ lần đầu tiên thử nghiệm công khai máy bay chiến đấu trên hạm J-15 “Phi Sa” (Flying Shark).
 J-15 cất cánh trên boong phóng mô phỏng đặt trên mặt đất.
Các chuyên gia của Jane’s cho rằng, cơ sở hạ tầng huấn luyện của căn cứ Hoang Địa có đầy đủ chức năng, trong tương lai có thể cung cấp các điều kiện huấn luyện cần thiết cho phi công hải quân trên tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay khác trong tương lai.
Hai đầu đường băng chính được phân thành boong máy bay tàu sân bay mô phỏng với cả kết cấu dốc nhảy, được trang bị đầy đủ hệ thống cáp hãm đà và gồm ký hiệu sàn biểu đồ kết cấu trên tàu Liêu Ninh.
Căn cứ được xây dựng với 24 nhà chứa máy bay J-15 nhưng có vẻ là không cố động, ngoài ra, căn cứ còn có 3 nhà chứa máy bay cố định 36x55 m2, có thể dùng để chứa máy bay cỡ lớn.
Cho đến tháng 10/2013, khu sinh hoạt của khu vực bay độc lập nằm phía ngoài căn cứ Hoang Địa vẫn chưa hoàn thành. Điều này có thể là giải thích trên mức độ nhất định, tại sao hiện nay các hoạt động tại căn cứ này không nhiều. Ngoài ra căn cứ không có cơ sở hạ tằng kho vũ khí, cộng với việc không có sân chứa máy bay mang tính lâu dài, điều này cho thấy tính chất của căn cứ này là huấn luyện chứ không phải là tác chiến.
Phi công J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
So với một căn cứ tiêm kích hạm khác của Trung Quốc tại Diêm Lương, Tây An, căn cứ thôn Hoang Địa được nâng cấp đáng kể về cơ sở hạ tầng phối hợp. Căn cứ Diêm Lương, Tây An thuộc Viện nghiên cứu thử nghiệm bay Trung Quốc cũng là nơi bay thử nghiệm của J-15. Tuy nhiên, nơi đây dù có boong phóng máy bay mô phỏng nhưng lại không có hệ thống cáp hãm đà mô phỏng để máy bay luyện hạ cánh.
Các chuyên gia cho rằng, căn cứ Hoang Địa giúp giảm bớt nhu cầu của Trung Quốc trong việc tìm kiếm nơi huấn luyện phi công tiêm kích hạm từ bên ngoài như Ukraine. Đối với nước thiếu kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay như Trung Quốc, căn cứ Nitka của Ukraine là một phương án giải quyết lý tưởng.
Bằng Hữu