VN là một trong những nước mua nhiều vũ khí Nga nhất

Google News

(Kiến Thức) - Báo cáo của Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga cho biết, trong năm 2014 Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu nhiều vũ khí Nga nhất.

Thông tin Việt Nam là một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí từ Nga được tiết lộ trong báo cáo sau cuộc họp giữa Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga với Tổng thống Nga Vladimir Putin. 
Cũng theo báo cáo này, bất chấp các lệnh cấm vận từ Phương Tây, Nga vẫn là nước đứng thứ hai trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới trong năm 2014 với thị phần 27%. Và các quan chức Nga vẫn tiếp tục lạc quan về vị trí thứ 2 của nước này trên thị trường vũ khí thế giới trong năm 2015.
Hiện tại các đơn đặt hàng vũ khí dành cho thị trường nước ngoài của Nga vẫn tiếp tục tăng nhẹ từ đầu năm cho đến nay. Trong khi đó số lượng các đơn đặt hàng đã được bàn giao cho các khách hàng nước ngoài có dấu hiệu giảm, ngoài ra các công ty quốc phòng Nga cũng bắt đầu tìm kiếm các thị trường vũ khí mới sau khi mất các thị trường truyền thống do lệnh cấm vận vũ khí từ Phương Tây.
VN la mot trong nhung nuoc mua nhieu vu khi Nga nhat
 Bất chấp cấm vận thị trường vũ khí Nga vẫn khởi sắc từ đầu năm cho đến nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó cũng từng phát biểu rằng, danh mục các đơn đặt hàng vũ khí của Nga dành cho xuất khẩu đã tăng khoảng 1 tỷ USD trong năm nay gần như tương đương so với năm 2013, khi nhiều chuyên gia phân tích dự đoán có số này sẽ vượt qua mức 15 tỷ USD trong năm 2014 hoặc sẽ nằm trong khoảng từ 14-18 tỷ USD.
Phát triển thị trường mới
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố gần đây cho thấy, danh sách khách hàng nhập khẩu vũ khí từ Nga đang có sự thay đổi ngày càng rõ rệt.
Các quốc gia có tình hình chính trị bất ổn như Syria và Venezuela đều đang nằm trong top các nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất từ Nga trong năm 2014. Mặt khác các khách hàng mới của ngành công nghiệp quốc phòng Nga như Azerbaijan và Iraq cũng bắt đầu xuất hiện trong danh sách này. Điển hình là việc Nga dành được hợp đồng cung cấp vũ khí trị giá 4 tỷ USD cho Quân đội Iraq trong năm 2014 gồm pháo phản lực phóng loạt hạng nặng Tos-1 và trực thăng tấn công Mi-28.
VN la mot trong nhung nuoc mua nhieu vu khi Nga nhat-Hinh-2
 Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng Tos-1 mới được Nga chuyển giao cho Quân đội Iraq.
Trong năm 2014, Việt Nam - khách hàng truyền thống của vũ khí Nga là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất từ Nga chỉ đứng sau Ấn Độ. Còn Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng và dần hạn chế nhập khẩu vũ khí từ Nga.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng thay đổi đáng kể. Các phương tiện cơ giới bộ binh đều đạt doanh thu khá trong năm 2014 ở mức 682 triệu USD trong khi đó các dòng tàu chiến dành cho xuất khẩu chỉ đạt 660 triệu USD trái ngược hoàn toàn so với năm 2013.
Máy bay và các thiết bị hàng không Nga vẫn đứng đầu danh sách xuất khẩu cao hơn các quốc gia khác, cụ thể vào năm 2013 là 2,9 tỷ USD và gần 2.9 tỷ USD vào năm 2014. Các dòng trực thăng của Nga vẫn dẫn đầu thị trường thế giới trong năm 2014 khi nước này cung cấp 63 chiếc Mi-17V-5 cho Afghanistan dưới sự bảo trợ từ Mỹ và Mi-171-Sh cho Peru.
VN la mot trong nhung nuoc mua nhieu vu khi Nga nhat-Hinh-3
Nga vẫn là quốc gia thống trị thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu và trực thăng thế giới trong nhiều năm liền.
Tập trung hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước thuộc khối BRICS
Năm 2014 cũng là năm Nga bắt đầu củng cố vị thế của mình tại các thị trường vũ khí mới như Đông Nam Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Những nơi này đều hứa hẹn sẽ giúp Nga dành lại được lợi nhuận sau tác động từ lệnh cậm vận vũ khí từ Phương Tây. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi vũ khí Nga ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại các thị trường này và tăng trưởng dần theo từng năm.
Nga cũng đang đàm phán bán những chiếc tiêm kích đa năng Su-35 cho Jakarta, sau khi Không quân Indonesia đang có ý định tìm một mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới thay thế cho phi đội chiến đấu cơ đã lỗi thời hiện tại. Trường hợp tương tự như vậy cũng xảy ra với Argentina, Nicaragua, Uruguay và Peru với các dòng máy bay huấn luyện phản lực đa năng Yak-130 và máy bay tiêm kích MiG-29.
Một điểm mới trong các hợp đồng vũ khí của Nga là việc chuyển giao công nghệ hoặc thành lập các liên doanh hợp tác sản xuất vũ khí tại các quốc gia có ý định sở hữu các công nghệ quốc phòng của Nga. Một trong số đó có thể chương trình hợp tác quân sự giữa Moscow và các nước trong khối các nước có nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil và Nga.
VN la mot trong nhung nuoc mua nhieu vu khi Nga nhat-Hinh-4
 Vũ khí Nga vẫn tìm được thị trường mới nhờ có các chính sách thay đổi phù hợp từ các công ty quốc phòng của nước này.
Trong năm 2015, nhiều khả năng Nga và Brazil sẽ tiến tới ký kết hợp đồng cung cấp các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không tầm trung Pantsir-S1 cho Brasilia cùng với đó là khả năng Nga sẽ mở một dây chuyền sản xuất lắp ráp Pantsir-S1 tại đây. Quốc gia Nam Mỹ này cũng sẽ trở thành trung tâm hỗ trợ dịch vụ mới dành cho các dòng trực thăng do Nga sản xuất trong năm 2016.
Với tình hình quốc tế phức tạp hiện nay cộng với các lệnh cấm vận vũ khí mà Nga đang phải gánh chịu thì thị trường xuất khẩu vũ khí trong năm 2015 vẫn được xem là khá thành công. Còn theo Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga thị trường xuất khẩu vũ khí Nga trong năm 2015 sẽ đạt mức tăng trưởng như năm 2014.
Trà Khánh

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Trần Minh Trí -

Hy vọng trong vòng vài năm tới VN sẽ có thêm S-400, Buk , Pantsir-S1 , Su-35, Iskander ,T-90

Hiển thị thêm bình luận