Vũ khí Liên Xô giúp Việt Nam giành chiến thắng thế nào? (2)

Google News

(Kiến Thức) - Tiêm kích MiG-17, MiG-21 cùng với SAM-2 là những vũ khí Liên Xô giúp nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trước sức mạnh vô địch của Không quân Mỹ.

Cuộc đối đầu nghẹt thở trên không
Ngoài tên lửa SAM-2, trong số các vũ khí Liên Xô cung cấp cho Việt Nam giúp giành chiến thắng quan trọng trên không gồm tiêm kích MiG-17, MiG-21. Những chiếc chiến đấu cơ này từng khiến cho không quân hùng mạnh nhất thế giới không khỏi khiếp sợ.
Mặc dù bị áp đảo hoàn toàn trên không vào năm 1965 khi 30 tiêm kích MiG của Không quân Nhân dân Việt Nam phải đối đầu với 660 máy bay chiến đấu các loại của Mỹ. Nhưng người Mỹ lại chịu tổn thất đến 46 chiếc F-4 trong đó có 13 chiếc bị bắn hạ bởi MiG.
Vu khi Lien Xo giup Viet Nam gianh chien thang the nao? (2)
Trong ảnh các phi công MiG-17 thuộc Trung đoàn 923 của Không quân Việt Nam với những phi công huyền thoại như  Lưu Huy Chao, Lê Hải, Mai Đức Tài và Hoàng Văn Kỳ.
Tiếp theo sau đó vào năm 1966, Không quân Việt Nam bắt đầu được trang bị những chiếc tiêm kích MiG-21 càng khiến Không quân Mỹ gặp nhiều vấn đề hơn. Ngày 7/7/1966 hai chiếc MiG-21 của Việt Nam đã bắn hạ một chiếc máy bay tiêm kích-ném bom siêu thanh F-105 bằng các tên lửa không đối không đầu tiên gây hoang mang lớn trong Không quân Mỹ.
Khoảng thời gian sau đó các phi công Việt Nam đã dần trở nên quen thuộc với máy bay chiến đấu phản lực của Liên Xô, càng khiến các phi đội MiG hoạt động hiệu quả hơn trước. Trong quyển MIGs Over North Vietnam của tác giả Roger Boniface có viết: “Các phi công lái MiG-17 của Việt Nam đã bắt đầu tự tin hơn khi đối đầu với những chiếc F-4 của Mỹ nhất là khi cận chiến với pháo tự động 37mm - thứ vũ khí chết người trên không. Trong khi đó, MiG-21 lại vượt trội về tốc độ hơn các máy bay của Mỹ và thường tấn công bổ nhào từ trên không ở độ cao lớn hơn”.
“Các phi công Việt Nam trên những chiếc MiG-17 hay MiG-21 đều sử dụng chung một chiến thuật là tấn công bất ngờ các máy bay chiến đấu Mỹ bằng tất cả loại vũ khí họ được trang bị và sau đó nhanh chóng biến mất trên bầu trời”, Roger Boniface viết.
Vu khi Lien Xo giup Viet Nam gianh chien thang the nao? (2)-Hinh-2
 Các phi công MiG-17 của Việt Nam trong một buổi hướng dẫn bay.
Không phải tự nhiên mà các phi công Mỹ sợ phải đối đầu với các phi công “Ace” của Việt Nam, trong một số trường hợp họ còn bỏ chạy trước khi kịp giao chiến mặc dù được trang bị tốt hơn.
Thông tin tình báo của Liên Xô cũng giúp khá nhiều trong việc cảnh báo sớm các đợt ném bom của Không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam, khi các tàu do thám Nga hoạt động gần khu vực Biển Đông và Thái Bình Dương luôn phát hiện ra trước các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 của Mỹ cất cánh từ các cứ căn quân ở Đảo Okinawa và Guam. Tốc độ và hướng bay của các máy bay này sẽ được ghi lại sau đó được chuyển đến Sở chỉ huy tác chiến ở Việt Nam, từ đây Hà Nội sẽ tính toán trước các mục tiêu mà Mỹ có thể tấn công.
Các thông tin cảnh báo sớm này giúp quân và dân miền Bắc Việt Nam có thể kịp thời di tản khỏi các khu vực mục tiêu bị ném bom, từ năm 1968 đến 1970 bất cứ đợt ném bom phá hoại của Không quân Mỹ đều không thể phá hủy được các sở chỉ huy chủ chốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam hay của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vu khi Lien Xo giup Viet Nam gianh chien thang the nao? (2)-Hinh-3
 Ngay khi cất cánh, "pháo đài bay" B-52 của Mỹ đã bị tình báo Nga nắm được thóp.
Ngoài vũ khí, Liên Xô cũng tiến hành viện trợ cho Việt Nam các thiết bị y tế, nhu yếu phẩm, xăng dầu, máy móc và phụ tùng thay thế phục vụ cho các công nghiệp quan trọng. Không giống như các khoản viện trợ trả chậm của Trung Quốc và Moscow hoàn toàn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam và chúng không phải là các khoản cho vay. 
Ngoài vũ khí, Liên Xô còn đưa tới Việt Nam hàng nghìn chuyên gia, cố vấn hỗ trợ Việt Nam khai thác khí tài một cách hiệu quả nhất. Từ năm 1965 đến cuối năm 1974 đã có khoảng 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh Liên Xô cùng 4.500 binh sĩ thuộc các đơn vị vũ trang Liên Xô đến Việt Nam với vai trò cố vấn quân sự. Ngoài ra các trường quân sự Nga còn đào tạo hơn 10.000 học viên quân sự Việt Nam, đến cuối cuộc chiến Quân đội Liên Xô chỉ mất 13 binh sĩ khi làm nhiệm vụ tại Việt Nam.
Kalashnikov và Colt
Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột đầu tiên trong lịch sử cả hai bên đều sử dụng các loại súng trường tấn công tiên tiến nhất thời điểm đó với quy mô lớn, bên cạnh đó đây cũng là cơ hội để cả Nga và Mỹ thử nghiệm các loại vũ khí mới nhất của mình.
Bộ đội Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam may mắn hơn các binh sĩ Mỹ khi được trang bị mẫu súng trường tấn công tốt nhất thời kỳ đó là AK-47. Nó có trọng lượng nhẹ và mỗi chiến sĩ có thể mang theo tới 350 viên đạn cho phép họ có thể chiến đấu lâu hơn đối phương. Bên cạnh đó, AK-47 cũng được đánh giá là có thể hoạt động trong mọi điều kiện, yêu cầu bảo dưỡng thấp và phù hợp với môi trường ẩm ướt của Việt Nam.
Vu khi Lien Xo giup Viet Nam gianh chien thang the nao? (2)-Hinh-4
 Súng trường tấn công AK-47 luôn là thứ vũ khí hiệu quả ở Chiến trường Việt Nam trong suốt cuộc chiến.
Ngược lại ở phía bên kia, các binh sĩ được trang bị súng trường tiến công Colt M16 - một sản phẩm thất bại của Quân đội Mỹ trong thời điểm đó, nó luôn bị đánh giá hoạt động kém hiệu quả thường xuyên bị kẹt đạn. Binh sĩ Mỹ không mặn mà lắm với M-16 thậm chí coi nó ác mộng, trong nhiều trường hợp chính M-16 lại là nguyên nhân dẫn tới việc binh sĩ Mỹ bị thiệt mạng. Trong một số trường hợp hy hữu khác cả một trung đội của Mỹ đều mất khả năng chiến đấu vì những khẩu M-16 đều bị hỏng.
Tình hình trở nên nghiêm trọng tới nỗi một số binh sĩ Mỹ bắt đầu sử dụng những khẩu AK-47 bị bỏ lại trên chiến trường và điều này có thể gây nguy hiểm cho các chiến dịch quân sự của Mỹ lúc đó. AK-47 và M-16 được xem là thước đo về chất lượng của vũ khí Liên Xô trong suốt Chiến tranh Việt Nam. 
Theo nhiều chuyên gia quân sự đánh giá, tổn thất của Mỹ sẽ lớn hơn ở chiến trường Việt Nam nếu như Moscow chịu viện trợ các loại vũ khí hiện đại nhất của nước này cho Hà Nội vào thời điểm đó. Điển hình như các tàu mang tên lửa lớp OSA tương tự như của Ấn Độ đã sử dụng tiêu diệt cảng Karachi của Pakistan trong cuộc xung đột vào năm 1971.
Vu khi Lien Xo giup Viet Nam gianh chien thang the nao? (2)-Hinh-5
Nguồn cung viện trợ vũ khí từ Liên Xô cho Việt Nam luôn bị gián đoạn bởi nhiều lý do khác nhau.
Các loại tàu chiến được trang bị tên lửa chống hạm P-15 Termit SS-N-2 Styx có độ chính xác cao như trên OSA hoàn toàn có đủ khả năng giúp Hải quân Nhân dân Việt Nam đáp trả lại Hải quân Mỹ. Mặc dù vậy, vì một số lý do khác nhau mà điều này đã không được Liên Xô thực hiện.
Kết thúc chương sử buồn
Nhà lý luận quân sự nổi tiếng của Vương quốc Phổ Carl von Clausewitz đã từng định nghĩa chiến tranh là: “Một hành động vũ lực để buộc đối phương làm theo ý nghĩ của mình”. Quân và dân Việt Nam đã đáp trả tương xứng với những gì mà Quân đội Mỹ đã làm ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Với chiến lược và sức mạnh của hỏa lực, Việt Nam đã buộc Đế quốc Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam cũng như kéo theo sau đó là sự suy yếu của chính phủ bù nhìn Sài Gòn.
Vu khi Lien Xo giup Viet Nam gianh chien thang the nao? (2)-Hinh-6
 Hình ảnh xe tăng của quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập kết thúc 20 năm Chiến tranh Việt Nam.
Ngày 30/4/1975, cả thế giới đã chứng kiến cảnh chiếc xe tăng T-54 của Quân Giải phóng miền Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn bắt sống toàn bộ chính phủ Sài Gòn lúc đó. Đại sứ Mỹ Graham Martin vẫn có thể rời khỏi Sài Gòn trong những giây phút cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam trong lành lặn, nhưng ông ta không hề hay biết rằng chiếc trực thăng chở ông ta hoàn toàn trong tầm ngắm của quân giải phóng.
Nhưng trong những giây phút của Chiến tranh Việt Nam dân tộc Việt Nam không muốn chứng kiến thêm bất cứ nổi đau nào nữa thậm chí từ phía Mỹ (trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ mất 58.200 binh sĩ cùng hơn 150.000 người bị thương và 1.600 người mất tích).
Tuấn Đặng

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Vũ Thị Thanh -

Kiến thức bổ ích!

Đỗ Chí Thanh -

Tôi yêu nước NgA, nước Nga mới là bạn của Việt Nam. Còn lại đều là bọn cơ hội. Muốn học tiếng NgA quá ^^

Hiển thị thêm bình luận