Các phản ứng "chết chóc" của cơ thể khi rơi ra ngoài vũ trụ
Băng có thể bốc hơi mà không cần trải qua giai đoạn hóa lỏng. Do không có oxy nên không có sự phân hủy và có rất ít chứng cớ để cho rằng sẽ có sự mục rữa do vi khuẩn. Tuy nhiên, cần bao lâu để trở thành băng khô? Không ai có thể biết. Quá trình này cũng diễn ra tương tự nhưng sẽ lâu hơn nhiều nếu một người chết trong vũ trụ mà vẫn mặc bộ quần áo du hành.
|
Ảnh minh họa. |
Ở đây cũng nói thêm về việc sinh nở trong vũ trụ. Chắc chắn, toàn bộ quá trình giao hợp, phôi học và đỡ đẻ chưa được thử nghiệm từ đầu đến cuối trên một loài vật có vú nào trong vũ trụ. Chẳng hạn, các nhà khoa học chưa rõ lực hút có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với việc thụ tinh của con người.
Mức độ phóng xạ trong vũ trụ, đặc biệt là càng vào sâu trong khoảng không, càng cao hơn trên mặt đất, cho nên nguy cơ sinh ra quái thai do phóng xạ sẽ cao hơn, trừ khi có các biện pháp ngăn chặn thích hợp.
Một vấn đề khác là ở hầu hết các giống loài, lực hút có liên quan đến sự đối xứng song phương (hai nửa của cơ thể phát triển cân xứng) và sự phân biệt đầu - chân. Người ta tự hỏi liệu môi trường không trọng lượng có làm mất đi tính cân xứng đó. Trong một nghiên cứu của Liên Xô trước đây về sự thai nghén của loài chuột trong vũ trụ, các báo cáo cho rằng chuột sinh ra bình thường. Tuy nhiên, chúng được thụ thai trên mặt đất từ trước và trở về đẻ trên mặt đất, nên cuộc nghiên cứu chưa thể kết luận được.
Ngoài ra, về lý thuyết, các vấn đề y khoa phát sinh trong vũ trụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ, như mất canxi trong xương, gián đoạn hoóc môn và chất lỏng trong cơ thể, mất sự săn chắc của cơ do không có trọng lượng...
Quá trình chuyển dạ có thể sẽ kéo dài hơn một chút nếu các đứa trẻ vũ trụ không chịu chui xuống như trẻ trên trái đất thường làm trong những tuần cuối của quá trình thai nghén. Tuy vậy, bản thân việc đỡ đẻ có nhiều khả năng sẽ y như trên mặt đất bởi vì việc co giãn cơ trong lúc chuyển dạ không phụ thuộc vào lực hút.
Theo Những Bí Ẩn Quanh Ta