Theo đó, phi thuyền không gian Voyager 1 bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc cận cảnh mà mặt trăng Io tồn tại bên cạnh sao Mộc trong một lần tình cờ bay ngang qua Mộc tinh ở khoảng cách 8,3 triệu km.
Phóng to bức ảnh cho thấy, mặt trăng vệ tinh Io nhỏ hơn rất nhiều so với sao Mộc đồng thời ngay thời điểm đó chụp, bề mặt sao Mộc chứa nhiều vòng mây khí năng lượng khuếch tán mãnh liệt. Và vị trí chính xác mà Io tồn tại là nằm trên một vành đai địa chất núi lửa màu tối có vành sáng kéo dài hơn 60 km.
|
Nguồn ảnh: apod.nasa. |
Theo Wikipedia, Io (IPA: ˈaɪoʊ; tiếng Hy Lạp: Ῑώ) là mặt trăng vệ tinh tự nhiên nằm phía trong cùng trong số bốn vệ tinh Galileo của Sao Mộc và với đường kính 3.642 kilômét, là vệ tinh lớn thứ tư bên trong hệ Mặt Trời. Nó được đặt theo tên Io, người nữ tư tế của Hera và sau đó trở thành tình nhân của thần Zeus.
Với hơn 400 núi lửa đang hoạt động, Io là thiên thể có hoạt động địa chất mạnh nhất trong hệ Mặt Trời. Hoạt động địa chất mạnh bất thường này là kết quả của nhiệt thủy triều từ sự ma sát sinh ra bên trong Io do lực kéo biến đổi của Sao Mộc. Nhiều núi lửa phun ra khói lưu huỳnh và điôxít lưu huỳnh có độ cao lên tới 500 km (310 dặm Anh). Bề mặt Io cũng lấm chấm với hơn 100 ngọn núi, được nâng lên bởi lực nén mạnh tại đáy của lớp vỏ silicat của vệ tinh này. Vài đỉnh còn cao hơn cả Everest trên Trái Đất. Không giống hầu hết các vệ tinh ở phía ngoài hệ Mặt Trời có lớp băng bao phủ dày, Io chủ yếu gồm lớp đá silicat bao quanh một lõi sắt hay sulfua sắt nóng chảy. Đa phần bề mặt Io có đặc trưng là các đồng bằng rộng lớn được che phủ trong băng giá lưu huỳnh và điôxít lưu huỳnh.
Xem thêm video: Những thay đổi trên Vết Đỏ Lớn của sao Mộc-(nguồn video: Neo News).
Huỳnh Dũng (theo Apod.nasa)