Những điều đáng kinh ngạc về Trái đất thứ 2

Google News

Trái đất thứ hai với kích thước khoảng 1,3 lần Trái đất, nhiệt độ thích hợp để nước ở dạng lỏng và nhiều khả năng tồn tại sự sống ngoài hệ mặt trời. 
 

Thế giới đang đứng trước cơ hội tốt nhất tìm ra sự sống ngoài hệ mặt trời. Một hành tinh chỉ cách chúng ta 4 năm ánh sáng, hội tụ nhiều yếu tố cho phép hình thành và nuôi dưỡng sự sống. Nó được gọi là “Trái đất thứ hai” với điều kiện có thể tồn tại nước ở dạng lỏng.
Nhung dieu dang kinh ngac ve Trai dat thu 2
Hành tinh có thể nuôi dưỡng sự sống. 
Hành tinh ở gần Trái đất tăng cơ hội khám phá và phóng tàu thăm dò lên đó. Các nhà thiên văn đã chứng minh ngôi sao Proxima Centauri gần chúng ta nhất là một mặt trời có thể tạo ra thế giới mới giống như Trái đất.
Nhóm nghiên cứu sử dụng Đài thiên văn Nam Âu (ESO) để quan sát và đặt tên cho hành tinh xoay quanh đó là Proxima b. Hàng ngàn hành tinh được phát hiện nhưng chưa bao giờ gần với chúng ta đến như vậy.
4 năm ánh sáng là chặng đường dài tương đương 25 tỷ tỷ dặm nhưng với thế hệ thiết bị vũ trụ siêu thanh, chúng ta có thể tiếp cận hành tinh này trong vài thập kỷ tới, thậm chí gửi người lên đó.
Một đặc điểm khiến hành tinh này có thể tồn tại sự sống là cách nó quay quanh sao mẹ. Proxima b quay theo quỹ đạo bán kính 7,5 triệu km so với Proxima Centauri, bằng 5% khoảng cách từ Trái đất tới mặt trời, và chỉ mất 11,2 ngày để hoàn thành quỹ đạo dù lớn hơn Trái đất 1,3 lần.
Proxima Centauri lại là một ngôi sao lùn nên nhiệt độ tỏa ra kém hơn nhiều so với mặt trời. Đó trở thành điều kiện lý tưởng tạo ra “vùng sinh sống” có nhiệt độ vừa đủ cho phép nước ở trạng thái lỏng. Nhiệt độ bề mặt hành tinh dao động từ -90 độ C đến 30 độ C.
Nhung dieu dang kinh ngac ve Trai dat thu 2-Hinh-2
Proxima b nằm cạnh Proxima Centauri là hành tinh giống Trái đất gần nhất với chúng ta. 
Hành tinh chịu tác động từ tia cực tím và tia X từ ngôi sao, vì thế nếu xuất hiện bất kỳ sự sống nào trên đó thì chúng phải chống lại được các bức xạ này. Khả năng tìm kiếm sự sống trên Proxima b là rất có triển vọng.
“Nhiều hành tinh đã được tìm thấy và sẽ còn nhiều hơn nữa trong tương lai, nhưng việc phát hiện một hành tinh giống với Trái đất ở khoảng cách gần như vậy quả là thành công đáng giá mở ra cơ hội khám phá lớn cho tất cả chúng ta”, tiến sĩ Guillem Anglada Escude, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Nhung dieu dang kinh ngac ve Trai dat thu 2-Hinh-3
Proxima Centauri phát ra nhiều bức xạ. 
Báo cáo cho thấy, nhiều khả năng nước dạng lỏng tồn tại trên “Trái đất thứ 2”, nhưng nó chỉ xuất hiện ở vùng ấm áp, nửa được ngôi sao mẹ chiếu sáng. Chu kì quay, đi kèm với bức xạ mạnh và lịch sử hình thành khiến khí hậu Proxima b khác so với Trái đất. Không chắc hành tinh này có các mùa, nhưng nếu nước lỏng tồn tại sẽ là cơ hội để sự sống phát triển.
Một nhóm có tên gọi Pale Red Dot gồm các nhà nghiên cứu từ Đại học Hertfordshire, Queen Mary University ở London, Granada của Tây Ban Nha, Gottingen của Đức và một số nơi khác góp phần giúp phát hiện “Trái đất thứ 2”. Họ sử dụng kính thiên văn HARPS ở đài quan sát tại Chile để đo ánh sáng từ Proxima, từ đó đối chiếu quang phổ giúp tìm hiểu ngôi sao được làm từ những gì.
Nhung dieu dang kinh ngac ve Trai dat thu 2-Hinh-4
Khí hậu trên Proxima b có thể sẽ khác với Trái đất, thậm chí không có mùa. 
“Những gợi ý đầu tiên về việc phát hiện hành tinh được đưa ra năm 2013 nhưng dẫn chứng khi đó thiếu thuyết phục”, tiến sĩ Anglada Escude nói. “Kể từ đó, chúng tôi làm việc chăm chỉ quan sát với sự giúp đỡ của ESO và những người khác. Chiến dịch Pale Red Dot đã hoạt động được gần 2 năm”.
Các dữ liệu từ Pale Red Dot kết hợp với hình ảnh quan sát được từ đài thiên văn ESO và nhiều nơi khác đã củng cố cho niềm tin của nhóm chuyên gia về hành tinh giống Trái đất.
Có những lúc, Proxima Centauri di chuyển về phía Trái đất với tốc độ khoảng 5km/h, nhưng cũng xuất hiện thời điểm nó lùi xa với cùng tốc độ. Chu kỳ thay đổi này khoảng 11,2 ngày, tương đương với chu kỳ quay quanh “mặt trời” của hành tinh.
“Nếu Proxima b có bầu khí quyển và có nước dạng lỏng, nó sẽ rất thú vị nếu nghĩ đồng thời chứa các thành phần cơ bản như nước, carbon dioxide và đá, những yếu tố cho sự hình thành các chu trình sinh hóa mà chúng ta gọi là sự sống”, tiến sĩ Mikko Tuomi từ Trung tâm nghiên cứu vũ trụ tại Đại học Hertfordshine cho biết.
Dự án đầy tham vọng chinh phục hành tinh Proxima b với tàu thăm dò đang được đặt lên bàn cân. Nếu tốc độ di chuyển là 60.000 km/giây, chúng ta sẽ phải mất 20 năm để tiếp cận “Trái đất thứ 2”.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ những gì diễn ra trên Proxima b nhưng đây sẽ là đề tài thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu trong những thập kỷ tới.
Mời quý độc giả xem video về UFO (nguồn Youtube):
Theo VnTinnhanh