Suốt hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trên toàn cầu dốc sức điều tra các dấu tích hố rơi thiên thạch trên Trái đất. Một phát hiện mới cho thấy một loại sao có hình dạng vòi sen (tạm gọi sao Vòi sen) đã rơi xuống Trái đất 260 triệu năm trước, tạo ra hố sâu có đường kính rộng 180 km. Nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng sao Vòi sen là nguyên nhân gây ra thảm họa tuyệt chủng trên Trái đất 260 triệu năm trước.
Trên trang báo MNRAS, Michael Rampino, một nhà địa chất học thuộc trường Đại học New York, và Ken Caldeira, một nhà khoa học tại Khoa Sinh thái toàn cầu thuộc Viện Carnegie đã cung cấp những dữ liệu mới về dấu tích của Sao Vòi sen, đồng thời cho thấy một quần thể khủng long đã chết sạch quanh khu vực sao rơi kinh hoàng này.
Lần rơi của sao Vòi sen này có liên quan tới chu kỳ hoạt động phát nhiệt của Mặt trời và các thiên hà khác cách đây 26 triệu năm trước.
Lần rơi đó cũng gây ra hiện tượng chấn động và phát xạ nhiệt mạnh mẽ, kích thích hàng loạt các ngọn núi lửa phun trào, động đất, làm hàng loạt giống loài khủng long bị diệt chủng.
5 hố thiên thạch khác có niên đại 26 triệu năm trước cũng vừa được phát hiện, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu thêm.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Royal Astronomical Society.
Huỳnh Dũng (theo Zeenews)