Theo hình ảnh công bố từ Trung tâm NASA thì bề mặt của sao Hỏa được chụp khá gần, bởi tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter.
Bằng công nghệ chụp hình phân giải cao Imaging Science (HiRISE), các nhà khoa học đã nhìn lấy những vết lằn địa chất đổi màu đen đỏ sẫm, ngả bóng kéo dài khoảng một cây số tạo thành hình ảnh một con nhện khổng lồ vô cùng độc lạ.
Theo thông tin bên lề thì con nhện kỳ lạ này được chụp vào lúc 4:56 phút (theo giờ sao Hỏa). Nó là kết quả của quá trình ánh sáng chiếu lệch vào bề mặt sao Hỏa ở một góc 78 độ, và lệch khoảng 12 độ so với đường chân trời.
Trước đó, vào năm 2014, một hiện tượng tương tự cũng xuất hiện do tàu Reconnaissance Orbiter (MRO) của NASA tìm thấy, những vết lằn giống như con nhện xuất hiện dày đặc ở cực Nam sao Hỏa.
Theo tìm hiểu thì đó là quá trình khí Carbon Dioxit bị đóng băng trước khi chúng trở về trạng thái ban đầu dạng khí khi mặt trời mãnh liệt chiếu vào.
Huỳnh Dũng